Ảnh Nước Nhật Bản
Ngắm biển mây ở Hokkaido qua những khung hình cực đẹp, đã có kẻ lữ hành phải thốt lên rằng, “cả đời này, tôi kiếm tiền để đi du lịch Nhật Bản, nghe thì ngông...
Chim Hạc – xuất hiện trong trang phục cưới
Trong văn hóa phương Đông, hầu hết các quốc gia đều lấy hình ảnh Rồng và Phượng để thể hiện cho trang phục cưới… Nhưng văn hóa Nhật Bản nói riêng: Họ lại lựa chọn hình ảnh đôi chim Hạc, điều này có sự khác biệt tạo nên văn hóa và làm biểu tượng riêng.
Chim hạc thể hiện sự chung thủy và thường được in lên trang phục cưới
Theo quan niệm của người Nhật, Hạc là một loài vật chung thủy. Đây chính là mục đích, của bất cứ cặp vợ chồng nào khi chung sống cùng nhau.
Loài chim Hạc, khi có sự kết giao giữa con trống và con mái. Chúng sẽ sống bên nhau trọn đời, không chia lìa và không có sự thay đổi.
Chính vì thế, hình ảnh đôi chim Hạc được xuất hiện trong những trang phục cưới của người dân đất nước Nhật Bản. Đó chính là sự hòa hợp, sự chung thủy, sự trường tồn bất diệt…
Bản đồ Nhật Bản: Bản đồ có độ phân giải tốt giúp bạn in rõ nét trên mọi chất liệu, đóng khung bản đồ Nhật Bản moi đủ kích thước. Bạn click để xem bản đồ ở chế độ phân giải cao hơn, có thể tải về máy miễn phí.
HƯỚNG DẪN TẢI VỀ/ DOWNLOAD JAPAN’S MAP
Cách tải trên điện thoại: Giữ vào ảnh rồi chọn Tải hình ảnh xuống
Cách tải trên máy tính: Bấm phải chuột vào anh, chọn Save image as
Áo Kimono – Trang phục truyền thống
Áo Kimono là trang phục truyền thống rất riêng của Nhật Bản. Cũng giống như chiếc áo dài của Việt Nam. Áo kimono Nhật Bản, thể hiện nét văn hóa của người dân Nhật Bản. Đặc biệt, nó còn là câu chuyện lịch sử cuội nguồn của dân tộc.
Áo kimono là một chiếc áo rộng, nó được giữ cố định nhờ một chiếc vành khăn rộng kết hợp với dây đai và dây buộc vào người mặc.
Vì sử dụng cắt mảnh vải ra thành từng miếng, đặc biệt nó là một chiếc áo rộng. Người thợ may chỉ việc dùng kỹ thuật cắt và khâu, ghép chúng lại với nhau mà không cần phải quan tâm nhiều về kích thước, hình dạng của khách hàng.
Chất liệu vải sử dụng để may Kimono là loại vải mềm thẫm mồ hôi. Vì thế, người mặc sẽ không chỉ cảm thấy thoáng mát mà còn thấy rất dễ chịu.
Điểm thuận lợi của Kimono chính là rất dễ gập và phù hợp với mọi điều kiện của thời tiết. Đặc biệt khi vào mùa đông, để giữ ấm cho cơ thể người Nhật có thể mặc nhiều lớp áo hơn.
Màu sắc của áo, thể hiện tầng lớp xã hội và là tượng trưng cho các mùa trong năm.
Để có được chiếc áo Kimono truyền thống, mang đặc trưng của đất nước Nhật Bản. Người Nhật đã biết cách pha trộn phong cách ăn mặc của người Triều Tiên, Trung Hoa và cả người Mông Cổ.
Đó là sự pha trộn tuyệt vời tượng trưng cho tính cách: Dung hòa và học hỏi những ưu điểm của văn hóa từ bên ngoài. Để rồi, biến chúng trở thành nét riêng của mình vô cùng đặc biệt.
Vị trí bản đồ Nhật Bản trên bản đồ thế giới
Bản đồ các vùng, tỉnh Nhật Bản được đánh số dễ tra dễ tìm. Hy vọng sẽ giúp bạn khám phá đất nước Nhật Bản và phục vụ bạn trong công việc. Nếu bài hữu ích mong được chia sẻ và giới thiệu page fb Cộng đồng người Việt Nam ở Nhật trên tường của bạn.
Điện ảnh Nhật Bản được xem là nền nghệ thuật và công nghiệp điện ảnh của Nhật Bản. Trong suốt hơn 100 năm qua kể từ ngày ra đời (20/6/1899), điện ảnh Nhật Bản đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng vẫn luôn có những tác phẩm đặc sắc và những thế mạnh riêng, trong đó phải kể tới các bộ phim hoạt hình Nhật Bản, hay anime.
Hai bộ phim đầu tiên được làm tại Nhật Bản là Bake Jizo và Shinin no sosei, đều được thực hiện năm 1898. Bộ phim tài liệu đầu tiên, Geisha no teodori được làm tháng 6 năm 1899.
Điểm khác biệt của các bộ phim câm Nhật Bản so với các nền điện ảnh khác là bên cạnh đội ngũ tạo âm thanh và nhạc phim tại rạp chiếu, còn có sự xuất hiện của các benshi, những người dẫn chuyện có nhiệm vụ đọc lời thoại và các đoạn tường thuật cần thiết. Ngôi sao điện ảnh Nhật Bản đầu tiên là một diễn viên kịch kabuki tên là Onoe Matsunosuke, ông này đã tham gia đóng hơn 1000 bộ phim (chủ yếu là phim ngắn) trong khoảng thời gian từ 1909 đến 1926. Onoe và đạo diễn Makino Shozo là những người có công phổ biến thể loại jidaigeki (những bộ phim lịch sử lấy bối cảnh Nhật Bản thời Edo) với công chúng Nhật. Nữ diễn viên điện ảnh chuyên nghiệp đầu tiên của công nghiệp điện ảnh nước này là Takagi Tokuko Nagai, bà đã xuất hiện trong 4 bộ phim của hãng phim do Hoa Kỳ đầu tư Thanhouser Company thực hiện từ năm 1911 đến năm 1914[. Trong giai đoạn này, có một số bộ phim câm đáng chú ý được sản xuất, đặc biệt là những tác phẩm của đạo diễn Mizoguchi Kenji, tuy vậy đa số đã bị phá hủy trong Trận động đất Kantō năm 1923 và sau đó là trong những cuộc không kích suốt Thế chiến thứ hai của quân đội Đồng Minh xuống Nhật Bản.
Trong thập niên 1930, trong khi các bộ phim câm tiếp tục được sản xuất với số lượng lớn thì các bộ phim có tiếng cũng bắt đầu xuất hiện. Các bộ phim có tiếng đáng chú ý thời kì này là ba tác phẩm của Kenji Mizoguchi, Gion no shimai (1936), Naniwa erejii (1936) và Zangiku monogatari (1939). Ngoài ra còn có thể kể đến Ninjo kami fusen (1937) của đạo diễn Yamanaka Sadao hay Tsuma Yo Bara No Yoni (1935) của Naruse Mikio, bộ phim Nhật đầu tiên được phát hành rộng rãi tại Mỹ.
Một cảnh trong phim Gion no shimai năm 1936
Cuối những năm 1930, sự kiểm soát của chính quyền đối với công nghiệp điện ảnh càng bị siết chặt, các bộ phim bị kiểm duyệt kĩ lưỡng đặc biệt là các tác phẩm có xu hướng thiên tả như phim của Daisuke Ito. Và Khi Thế chiến thứ hai nổ ra thì ngành điện ảnh Nhật Bản lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng. Tuy vậy đây lại là giai đoạn chứng kiến sự xuất hiện của một trong những nghệ sĩ điện ảnh vĩ đại nhất của Nhật Bản, đạo diễn huyền thoại Kurosawa Akira, ông thực hiện bộ phim đầu tay, Sanshiro Sugata vào năm 1943.
Thập niên 1950 chứng kiến giai đoạn phát triển đỉnh cao của điện ảnh Nhật Bản với ba tác phẩm vào hàng kinh điển của điện ảnh thế giới, đó là Rashomon (1950), Bảy Samurai (1954), cả hai đều do Kurosawa thực hiện, và bộ phim của đạo diễn Ozu Yasujiro, Tokyo monogatari (1953). Riêng Rashomon của Kurosawa Akira đã mang về cho Nhật Bản Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất đầu tiên và đem lại cho ngôi sao điện ảnh lớn của Nhật sau này là Mifune Toshiro vai diễn đột phá. Trong thập niên này điện ảnh Nhật Bản còn có hai giải Oscar phim nói tiếng nước ngoài khác, đó là Jigokumon (1954) của đạo diễn Kinugasa Teinosuke và Miyamoto Musashi (1955) của đạo diễn Inagaki Hiroshi.
Năm 1954, đạo diễn Honda Ishirō giới thiệu bộ phim khoa học viễn tưởng Gojira, một tác phẩm có nội dung chống chiến tranh thông qua câu chuyện của một con thú biến thành quái vật do vũ khí hạt nhân. Godzilla đã nhanh chóng phổ biến ở các nước phương Tây và trở thành một biểu tượng quốc tế của Nhật Bản, nó cũng mở đầu cho dòng phim rất đặc trưng của điện ảnh nước này, dòng phim kaiju (phim quái vật).
Điện ảnh Nhật Bản tiếp tục có những bộ phim xuất sắc trong thập niên 1960, trong đó phải kể tới tác phẩm kinh điển Yojimbo (1961) của Kurosawa Akira. Năm 1967 đạo diễn Suzuki Seijun thực hiện bộ phim siêu thực về yakuza (các tổ chức tội phạm có tổ chức ở Nhật) có tên Koroshi no rakuin , tuy không được đánh giá cao ở thời điểm ra đời nhưng về sau đây được coi là bộ phim hình sự kinh điển, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều đạo diễn nổi tiếng như Ngô Vũ Sâm, Park Chan-wook hay Quentin Tarantino.
Bên cạnh các bộ phim có đề tài quen thuộc, các đạo diễn thuộc thế hệ Làn sóng mới Nhật Bản như Nagisa Oshima, Kaneto Shindo, Susumu Hani và Shohei Imamura cũng cho ra đời các bộ phim có tính sáng tạo cao như Seishun Zankoku Monogatari (1960), Nihon no yoru to kiri (1960) hay Koshikei (1968).
Năm 1964 đạo diễn Teshigahara Hiroshi cho ra đời bộ phim đáng nhớ Suna no onna tác phẩm này đã giành giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo (Prix du Jury) trong Liên hoan phim Cannes và giúp Teshigahara trở thành người châu Á đầu tiên được đề cử giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Giải Oscar. Một bộ phim Nhật Bản khác cũng giành giải thưởng của ban giám khảo trong Liên hoan phim Cannes là Kaidan (1965) của đạo diễn Kobayashi Masaki.
Một dòng điện ảnh mới, dòng phim pinku eiga (phim khiêu dâm loại nhẹ, vẫn được coi là phim điện ảnh) bắt đầu phát triển ở Nhật từ đầu thập niên 1970, đặc biệt là sau sự ra đời của bộ phim gây nhiều tranh cãi Ai no Korīda (1976), một tác phẩm nói về vụ án Sada Abe gây tiếng vang trong xã hội Nhật những năm trước chiến tranh. Bộ phim này tuy là được coi là phim điện ảnh nhưng đã vượt qua giới hạn kiểm duyệt thông thường khi quay trực tiếp những cảnh quan hệ tình dục thật của hai diễn viên, kết quả là phim phải thực hiện dưới danh nghĩa do một công ty điện ảnh Pháp đầu tư và sau khi ra đời nó cũng chưa bao giờ được chiếu bản đầy đủ ở chính Nhật Bản.
Trong thập niên này, đạo diễn Fukasaku Kinji cũng hoàn thành loạt phim nổi tiếng về đề tài yakuza, Jingi naki tatakai, loạt phim này đã cực kì thành công về cả nghệ thuật và thương mại, chúng được coi là những phim tội phạm kinh điển của điện ảnh Nhật Bản, hay “Bố già” Nhật Bản.
Vốn là đất nước hàng đầu thế giới về nghệ thuật truyện tranh, nhưng phải chờ đến thập niên 1980 các bộ phim hoạt hình Nhật Bản (anime) mới bắt đầu gây tiếng vang ở thị trường điện ảnh trong nước và thế giới. Năm 1984, đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng Miyazaki Hayao thực hiện bộ phim Kaze no Tani no Naushika năm 1984 mở đầu cho loạt phim hoạt hình nổi tiếng của ông sau này. Thành công của Naushika được nối tiếp bằng bộ phim Akira (1988) của Otomo Katsuhiro, tác phẩm này đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của phim hoạt hình Nhật cả về kĩ thuật thực hiện và đề tài khi phản ánh các vấn đề xã hội và thời sự đáng quan tâm lúc đó, Akira cho đến nay vẫn được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất thể loại phim hoạt hình của điện ảnh thế giới. Cùng năm này, đạo diễn Takahata Isao cũng cho ra đời bộ phim hoạt hình phản chiến nổi tiếng Mộ đom đóm, Mộ đom đóm được nhiều nhà phê bình phim nổi tiếng, trong đó coi Roger Ebert coi là một trong những bộ phim phản chiến hay nhất đã từng được thực hiện. Sự phát triển của phim hoạt hình cũng dẫn đến sự phát triển của các Seiyū, các diễn viên lồng tiếng cho nhân vật hoạt hình, nhiều người trong số này đã trở nên nổi tiếng hoặc trở thành diễn viên thực sự như Ōtsuka Chikao.
Cũng trong những năm 1980, điện ảnh Nhật Bản đã tiếp tục truyền thống thắng lợi tại các giải thưởng điện ảnh uy tín với 2 giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes cho các phim Kagemusha (1980) của Kurosawa và Narayama bushiko (1983) của Imamura Shohei. Shohei sau này còn giành thêm một giải Cành cọ vàng khác cho bộ phim Unagi (1997) và là 1 trong số ít ỏi 4 đạo diễn từng có 2 phim chiến thắng tại hạng mục quan trọng nhất ở Liên hoan phim Cannes (cùng Francis Ford Coppola, Alf Sjöberg và Bille August).
Thập niên 1990 và 2000 cũng là giai đoạn thành công nhất của hoạt hình Nhật Bản khi Miyazaki Hayao liên tục cho ra đời các tác phẩm thành công cả về mặt nghệ thuật và thương mại, trong đó đáng kể nhất là Công chúa Mononoke (1997) và Sen to Chihiro no Kamikakushi (2001), hai bộ phim hoạt hình đầu tiên phá kỉ lục doanh thu tại thị trường điện ảnh Nhật Bản. Sen to Chihiro cũng là bộ phim hoạt hình đầu tiên giành giải Phim hoạt hình hay nhất tại Giải Oscar. Bên cạnh Miyazaki còn phải kể tới một loạt đạo diễn anime thành công khác như Oshii Mamoru với Kōkaku Kidōtai (1995) hay Kon Satoshi với Perfect Blue (1997), Sennen Joyū (2001) và Tōkyō Goddofāzāzu (2003).
Những năm cuối thế kỉ 20 cũng chứng kiến sự bùng nổ của cơn sốt phim kinh dị Nhật (J-Horror) trên toàn thế giới với những bộ phim nổi tiếng như Ringu (1998), Ju-on (1998), Kairo (2001) và Yogen (2004). Tất cả các bộ phim này đều đã được Hollywood hoặc điện ảnh Hàn Quốc làm lại, thậm chí đạo diễn phim kinh dị nổi tiếng Nakata Hideo còn được mời sang Mỹ để đích thân làm lại phiên bản Hollywood cho bộ phim của ông.