Ẩm thực Hàn Quốc là sự kết hợp độc đáo tinh tế giữa nét văn hóa truyền thống và tính nghệ thuật đầy ấn tượng. Hành trình du lịch Hàn Quốc ngoài khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng, thì khám phá văn hóa ẩm thực tại đây cũng là một trải nghiệm thú vị khi đặt chân đến xứ Hàn đó. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Đất Việt Tour để thấy được vì sao ẩm thực Hàn Quốc lại khiến bao thực khách lại say mê đến thế.

Các món ăn có nhiều màu sắc, trang trí cầu kỳ và sử dụng nhiều gia vị

Các món ăn Hàn Quốc không chỉ chú trọng đến hương vị mà cách thức trang trí bên ngoài cũng được đặt lên hàng đầu. Các món ăn của người Hàn thường có nhiều màu sắc, được cắt tỉa khéo léo với cách trình bày độc đáo.

Các món ăn nhiều màu sắc và trang trí cầu kỳ của ẩm thực Hàn Quốc (Ảnh: Sưu tầm)

Ẩm thực Hàn Quốc có sự giao thoa giữa các nước láng giềng, đặc biệt là Nhật Bản, Chính vì thế mà các gia vị dùng trong các món ăn cũng cực kỳ đa dạng và phong phú như hành, tỏi, ớt, mù tạt, giấm,.. Những món ăn của xứ sở kim chi mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị từ màu sắc cho đến hương vị, du lịch Hàn Quốc đừng quên thưởng thức cho mình những món ăn độc đáo tại đây nhé.

Nét đặc trưng trong phong cách ăn uống của người Hàn

Người Hàn Quốc rất chú trọng trong việc ăn uống, họ thường ăn mặc chỉnh chu và rất coi trọng đến tư thế, vị trí trong các bữa ăn.

Trong bữa ăn thì người lớn tuổi nhất trong bàn ăn sẽ bắt đầu ăn trước rồi các thành viên còn lại mới bắt đầu ăn.

Trong ăn uống không được làm rơi vãi, nhai nhẹ nhàng, chậm rãi, đặc biệt là không nhấc thìa và đũa lên cùng lúc hay nhấc bát cơm khỏi mặt bàn.

Khi kết thúc bữa ăn thì người lớn tuổi sẽ rời bàn ăn trước.

Quy tắc trên bàn ăn của người Hàn Quốc (Ảnh: Sưu tầm)

Thưởng thức trà đạo - Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của Hàn Quốc

Một nét văn hóa trong ẩm thực độc đáo khác của người Hàn là phải kể đến văn hóa trà đạo. Trà đạo trong văn hóa Hàn Quốc giống như một nghi lễ cho sự thanh tịnh, khai tâm cho người dùng. Không giống sự cầu kỳ, phức tạp trong trà đạo tại Nhật Bản hay Trung Quốc, thì Hàn Quốc lại có phong cách thưởng trà mang tính thư giãn và thoải mái hơn.

Thưởng thức trà đạo Hàn Quốc (Ảnh: Sưu tầm)

Hãy cho mình một chuyến du lịch Hàn Quốc để có cơ hội thưởng thức và trải nghiệm những nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực tại xứ sở kim chi. Để Đất Việt Tour đồng hành cùng bạn trong chuyến du lịch Hàn Quốc sắp tới, gọi ngay đến tổng đài miễn phí 1800 6700 để tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.

{{dt.NgayGioBD | date :'HH:mm'}}

{{dt.NoiDung}} Điạ điểm :{{dt.DiaDiem}}

Quốc kỳ của mỗi quốc gia thường chứa đựng câu chuyện về lịch sử văn hóa và chính trị, hay những bí mật ít người biết.

Quốc kỳ Canada. Hình ảnh chiếc lá phong là biểu tượng không thể nhầm lẫn của Canada. Quốc kỳ hiện nay được sử dụng từ năm 1965. Lá phong 11 điểm được lựa chọn để đại diện cho 10 tỉnh, với 1 điểm đại diện cho 3 vùng lãnh thổ của Canada. Người dân Canada rất yêu thích quốc kỳ của mình, từ năm 1996, ngày 15-2 được chọn làm ngày Quốc kỳ Canada.

Quốc kỳ Mỹ đặc trưng hiện nay có từ năm 1960, sau khi Hawaii trở thành 1 bang của Mỹ. 50 ngôi sao đại diện cho 50 bang của Mỹ. 13 vạch ngang đại diện cho 13 vùng thuộc địa Anh đã trở thành những bang đầu tiên. Tương lai của quốc kỳ Mỹ hiện vẫn chưa rõ khi cả Puerto Rico và quận Columbia đều đang muốn trở thành bang của Mỹ. Nếu điều đó xảy ra, lá cờ có lẽ sẽ cần điều chỉnh để thêm ngôi sao.

Mặc dù phải đến năm 1990, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức thống nhất, lá cờ 3 màu: đen, đỏ và vàng mới được chính thức sử dụng, nhưng lịch sử của nó xuất phát từ năm 1778. Lá cờ 3 màu này lần đầu tiên được sử dụng là cờ của Principality of Reuss-Greiz, một nước có chủ quyền nằm trong lãnh thổ nước Đức ngày nay. Màu của lá cờ đại diện cho nền dân chủ.

Quốc kỳ Tiranga được sử dụng sau khi Ấn Độ tuyên bố độc lập năm 1947. Lá cờ đại diện cho sức mạnh và sự dũng cảm. Phần màu trắng đại diện cho hòa bình và sự thật, trong khi phần màu xanh lá đại diện cho các vùng đất màu mỡ. Biểu tượng ở giữa, Ashoka Chakra, đại diện cho sự chăm chỉ và tiến bộ của Ấn Độ.

Union Jack, lá ở của Vương Quốc Anh. Là một trong những lá cờ mang tính nhận diện cao nhất thế giới, Union Jack là sự kết hợp của một số lá cờ, đại diện cho 3 vùng của Vương quốc Anh. Chữ thập đỏ đại diện cho nước Anh. Chữ X màu trắng đại diện cho Scotland và chữ X màu đỏ đại diện cho Ireland.

Quốc kỳ Botswana là một trong số ít quốc kỳ không sử dụng màu sắc truyền thống của phong trào liên châu Phi (đỏ, xanh lá và đen) hoặc màu sắc của đảng cầm quyền. Thay vào đó, quốc kỳ Botswana được thiết kế theo màu của áo khoác quân đội. Được thông qua năm 1966 thay cho lá cờ Union Jack, màu xanh nhạt đại diện cho nước, màu đen và trắng đại diện cho hài hòa sắc tộc. Đường kẻ đen, trắng cũng là màu của ngựa vằn, loài động vật đặc trưng ở Botswana.

Quốc kỳ Nam Phi được sử dụng từ năm 1994. Mặc dù không có sự giải thích chính thức nào về màu sắc, nhưng màu đen, xanh lá và vàng được lấy từ băng rôn đảng Đại hội dân tộc Phi của Nelson Maldela, còn màu đỏ, trắng và xanh da trời là màu của cờ Transvaal. Hình chữ Y được cho là nhắc tới sự hội tụ các nền văn hóa trong một quốc gia.

Quốc kỳ Australia. Với mối liên hệ mạnh mẽ với Khối Thịnh vượng chung, quốc kỳ Australia có cả hình Union Jack ở góc trên bên trái và một ngôi sao 7 cánh ở bên dưới. Nửa còn lại của lá cờ là 5 ngôi sao 7 cánh với các kích thước khác nhau,đại diện cho chòm sao Thiên Nam Tự được nhìn thấy từ Australia.

Quốc kỳ New Zealand. Với mối liên hệ mạnh mẽ với Khối Thịnh vượng chung, quốc kỳ New Zealand cũng có Union Jack ở góc trên bên trái. Các ngôi sao màu đỏ đại diện cho chòm sao Thiên Nam tự.

Quốc kỳ Somalia được một học giả nước này thiết kế vào năm 1954 khi đất nước chuẩn bị độc lập. Màu nền xanh da trời ban đầu được liên hệ với Liên Hợp quốc. Tuy nhiên, ngày nay, nó đại diện cho màu của bầu trời xanh và Ấn Độ Dương. Ngôi sao 5 cánh ở giữa biểu tượng cho sự thống nhất.

Quốc kỳ Brazil được chính thức sử dụng từ năm 1889, với rất nhiều biểu tượng ẩn giấu bên trong. Màu xanh lá đại diện cho các khu rừng, trong khi kim cương vàng đại diện cho sự giàu về tài nguyên vàng có của Brazil và hình cầu màu xanh ở giữa đại diện cho bầu trời đêm ở Rio de Janeiro.

Quốc kỳ Nga. Đây là lá cờ chính thức dưới thời Sa hoàng của Đế chế Nga năm 1696. Tuy nhiên phải đến khi Liên Xô tan rã, lá cờ này mới được sử dụng lại vào năm 1991. Một số người nói rằng, màu sắc của lá cờ này đại diện cho trật tự của sự ưu tiên (màu trắng là Chúa trời, màu xanh là Sa hoàng và đỏ là nhân dân), một số người khác lại cho rằng màu trắng là đại diện cho sự thanh cao và thẳng thắn, màu xanh là sự trung thành còn màu đỏ là thịnh vượng.

Quốc kỳ Hy Lạp: Liên tưởng tới các vùng biển xanh và các tòa nhà trắng dọc bờ biển của Hy Lạp, 9 đường kẻ ngang được cho là 9 âm tiết trong câu ngạn ngữ "eleftheria i thanatos" (tự do hay cái chết) của Hy Lạp. Chữ thập màu trắng ở góc trên bên trái đại diện cho Chính thống giáo phương Đông.

Quốc kỳ Đan Mạch: Được coi là lá cờ cổ nhất thế giới, lá cờ Dannebrog được cho là có từ năm 1219. Các Quốc vương Đan Mạch sử dụng lá cờ này từ thế kỷ 14 và nó trở thành quốc kỳ chính thức từ giữa thế kỷ 19. Lá cờ có mối liên hệ mạnh mẽ với Thiên chúa giáo và được cho là có tầm ảnh hưởng với các nước Bắc Âu khác như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Iceland khi quốc kỳ những nước này được thiết kế theo phong cách tương tự.

Quốc kỳ Bangladesh.Lá cờ màu xanh đỏ của Bangladesh ẩn chứa một bí mật thú vị - vòng tròn được in offset để nó luôn cân đối khi lá cờ tung bay trên cột cờ. Lá cờ được chính thức sử dụng từ năm 1972, màu xanh đại diện cho sự tươi tốt của những cánh đồng, còn màu đỏ là máu của những người đã ngã xuống vì nền độc lập. Ngoài ra, hình tròn màu đỏ còn là hình ảnh Mặt trời mọc trên vịnh Belgan.

Quốc kỳ Mozambique. Nổi tiếng với họa tiết Ak-47, tượng trưng cho cuộc đấu tranh đẫm máu vì nền độc lập, lá cờ được chính thức sử dụng từ năm 1983. Họa tiết quyển sách đại diện cho việc đề cao tầm quan trọng của giáo dục và hình cái cuốc đại diện cho nền nông nghiệp. Màu xanh lá trên cờ liên hệ với sự giàu có các nguồn tài nguyên, màu trắng là hòa bình còn màu đen là lục địa châu Phi, trong khi màu vàng là các khoáng sản, và màu đỏ là cuộc đấu tranh giành độc lập.

Quốc kỳ Kyrgystan. Lá cờ này được sử dụng năm 1992, 6 tháng sau khi tách khỏi Liên Xô. Nền đỏ đại diện cho sự dũng cảm, còn biểu tượng ở giữa lại có ý nghĩa phức tạp. Khối tròn bên trong của biểu tượng là mặt trời, đại diện cho hòa bình và thịnh vượng, trong khi 40 "tia nắng" đại diện cho các bộ tộc Kyrgystan đã đoàn kết chống lại Mông Cổ. Các đường chéo bên trong lại đại diện cho "tunduk" - mái lều của các gia đình du mục Kyrgystan.

Quốc kỳ Panama: Đại diện cho 2 đảng hàng đầu của nước này. Thiết kế tổng thể của lá cờ đại diện cho Cộng hòa Panama mới sau khi tách khỏi Colombia. Màu đỏ đại diện cho đảng Tự do, màu xanh là đảng Bảo thủ. Màu trắng là hòa bình, còn màu xanh là sự trong sáng và chân thành. Màu đỏ là chính quyền và pháp luật.

Quốc kỳ Nigeria: Quốc gia châu Phi này tổ chức cuộc thi thiết kế quốc kỳ năm 1959 và người giành chiến thắng là một sinh viên 23 tuổi. Lá cờ màu trắng xanh này lần đầu tiên được sử dụng vào ngày 1-10-1960, khi Nigeria được công nhận độc lập từ Anh. Các khối kẻ xanh tượng trưng cho sự giàu có về các loài thực vật cũng như ngành nông nghiệp, còn khối màu trắng tượng trưng cho khát vọng hòa bình.

Quốc kỳ Bhutan: Là sự kết hợp giữa màu vàng của vương quyền và màu cam của Phật giáo. Con rồng trắng Druk nằm ở giữa hai màu vàng và cam, tượng trưng cho tầm quan trọng của cả vương quyền và Phật giáo. Rồng Duk màu trắng là nhằm nhấn mạnh sự thuần khiết của con người, trong khi những món đồ trang sức mà nó mang, tượng trưng cho sự giàu có và an ninh cả Bhutan.

Ghana là quốc gia thứ 2 ở châu Phi sau Ethiopia sử dụng các màu đỏ, vàng và xanh của phong trào liên châu Phi trên quốc kỳ. Lá cờ của Ghana tượng trưng cho cuộc đấu tranh giành độc lâp, sự giàu có các nguồn khoáng sản và các khu rừng nhiệt đới. Ngôi sao màu đen là biểu tượng giải phóng châu Phi. Đội tuyển bóng đá quốc gia Ghana có biệt danh những ngôi sao đen cũng chính là từ biểu tượng trên quốc kỳ.

Greenland là quốc gia Bắc Âu duy nhất không có biểu tượng Thánh giá trên quốc kỳ. Màu sắc dựa trên quốc kỳ Đan Mạch (Greenland là quốc gia tự trị nằm trong Vương Quốc Đan Mạch) và được thiết kế để biểu tượng cho hình ảnh Mặt trời mọc trên những đại dương toàn các núi bằng và dòng sông băng.

Quốc kỳ Lebanon hiện nay được chính thức sử dụng từ năm 1943, các đường đỏ-trắng-đỏ này tượng trưng cho thung lũng Beqaa nằm giữa đỉnh núi Lebanon và dãy núi Anti-Lebanones. Ở giữa lá cờ là một cây tuyết tùng, tượng trưng cho sự linh thiêng và hòa bình của tuyết tùng Lebanon. Lebanon thường được gọi là vùng đất của tuyết tùng.

Quốc kỳ Malaysia có tên gọi là Jalur Gemilang, lần đầu tiên được sử dụng năm 1963. Lá cờ gồm 14 đường kẻ trắng và đỏ, cùng một khối chữ nhật màu xanh ở góc trên bên trái với hình lưỡi liềm và ngôi sao 14 cánh. Các đường kẻ ngang đại diện cho 13 bang và lãnh thổ liên bang của Malaysia và ngôi sao 14 cánh tượng trưng cho sự đoàn kết giữa các vùng của Malaysia. Biểu tượng lưỡi liềm có mối liên hệ với Hồi giáo, tôn giáo chính thức của Malaysia, còn màu vàng tượng trưng cho màu sắc hoàng gia Malay.

Quốc kỳ Indonesia. Mặc dù có thiết kể khá đơn giản so với những lá cờ khác, nhưng quốc kỳ Indonesia cũng chứa đựng những câu chuyện đằng sau. Hai màu đỏ và trắng được cho là tạo ra bởi những người đấu tranh vì tự do Indonesia, trong cuộc đấu tranh chống lại Hà Lan, họ đã xé bỏ đường kẻ màu xanh trên lá cờ 3 màu của Hà Lan. Một câu chuyện khác lại cho rằng, màu sắc của lá cờ tượng trưng cho đế chế Majapahit trên đảo Java thế kỷ 14.

Quốc kỳ Cuba chính thức được sử dụng từ năm 1902. Lá cờ được tạo ra năm 1849, bởi Tướng Narciso Lopez, người bị buộc phải sống lưu vong vì ủng hộ phong trào chấm dứt sự cai trị của Tây Ban Nha. Ông được đưa tới New York, nơi nhà thơ Miguel Teurbe Tolon đã giúp ông thiết kế lá cờ dựa trên tầm nhìn của Lopez về một đất nước Cuba độc lập. Ba đường kẻ xanh tượng trưng cho 3 cơ quan chính quyền ở Cuba thời đó, còn các đường kẻ trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và hình tam giác màu đỏ là sự dũng cảm, còn ngôi sao tượng trưng cho một nhà nước mới được thành lập.

Quốc kỳ Nepal tượng trưng cho đỉnh Everest cao nhất thế giới. Đây cũng là lý do khiến quốc kỳ Nepal không mang hình dáng chữ nhật quen thuộc. Hai họa tiết trong lá cờ là Mặt trời và Mặt trăng là biểu tượng của sự điềm tĩnh và sự kiên quyết. Màu đỏ thẫm là màu của hoa đỗ quyên - quốc hoa của Nepal, trong khi màu xanh tượng trưng cho hòa bình.

Quốc kỳ Áo: Theo truyền thuyết, lá cờ này đã được thiết kế bởi Leopold V, Công tước của Áo (1157-1194). Nhưng trên thực tế, lá cờ này được thiết kế vào thế kỷ 13 bởi Frederick II, Công tước của Áo. Ông là người đã mang lại độc lập cho nước Áo từ Đế chế La Mã. Tuy nhiên, lá cờ đỏ và trắng này chỉ trở thành quốc kỳ Áo vào năm 1919.

Quốc kỳ Thụy Sỹ: Lá cờ này được sử dụng lần đầu tiên bởi tướng Franz von Bachmann trong Các cuộc chiến tranh của Napoleon. Lá cờ được chính thức sử dụng năm 1889, và là một trong những lá cờ nhiều tuổi nhất mà không thay đổi thiết kế trên thế giới. Chữ thập trắng được Liên bang Thụy sỹ trước đây dụng từ cuối thế kỷ 13 và phiên bản hiện đại tượng trưng cho cả Leen bang trước đây và Thiên chúa giáo.

Quốc kỳ 3 màu của Pháp.Được lấy từ màu trên lá cờ của Paris, quốc kỳ Pháp là biểu tượng của cả nền cách mạng và nền quân chủ. Mặc dù thiết kế này được thông qua từ năm 1794, nhưng phải đến cuộc Cách mạng tháng 7-1830, nó mới chính thức trở thành quốc kỳ Pháp. Từ đó tới nay, quốc kỳ Pháp có nhiều biến thể về cấp độ màu sắc khác nhau.