Thêm bài hát vào playlist thành công

Tuyển chọn hình ảnh động chào mừng cho Powerpoint

Top hình nền động đẹp dành cho Powerpoint welcome sử dụng ngay trang đầu tiên để chào đón mọi người đến với buổi thuyết trình, bài giảng.

Hình ảnh động chào mừng trong Powerpoint

Hình nền động đẹp khởi đầu cho Powerpoint

Hình nền mở đầu Powerpoint đẹp mắt

Hình nền đẹp để làm cho Powerpoint thêm sinh động

Hình ảnh động chào mừng trong Powerpoint vô cùng ấn tượng

Đây là những hình ảnh động Powerpoint cuối cùng, dành để biểu đạt lòng biết ơn đến những người xem đã luôn theo dõi và lắng nghe.

Bộ hình nền Powerpoint cảm ơn để kết thúc bài thuyết trình

Hình ảnh động Powerpoint cảm ơn (thank you) đầy ý nghĩa

Hình nền Powerpoint Biểu tượng Cảm ơn

Hình nền động đẹp cho Powerpoint, Slide biểu đạt sự Cảm ơn

Hình nền động Powerpoint cảm ơn với vẻ đẹp chuyên nghiệp

Hình ảnh động Powerpoint Cảm ơn đã theo dõi

Hình nền Powerpoint kết thúc slide với sự biểu đạt của Cảm ơn

Hình ảnh động Powerpoint chào tạm biệt với Powerpoint

Hình nền động gif 'Cảm ơn đã theo dõi'

Hình gif cho PowerPoint 'Cảm ơn đã xem'

Thông điệp cảm ơn các bác sĩ tuyến đầu. Nội dung sâu sắc, truyền tải triết lý y học

Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ICU 48h của Sênh Ly, Cảm Ơn Bác Sĩ xoay quanh “cuộc chiến” với tử thần của các y, bác sĩ tại EICU (Khoa cấp cứu phòng chăm sóc đặc biệt ICU). Cụ thể, thông qua tiếng bước chân dồn dập của các y, bác sĩ phòng ICU bệnh viện Đồng Sơn, người xem như hòa vào cảm giác nghẹt ngờ, nghẹn ngào và xúc động trước từng trường hợp bệnh nhân. Từ người mẹ đơn thân mạo hiểm tính mạng cứu người lính cứu hỏa đến cặp vợ chồng âm dương cách biệt sau 50 năm gắn bó vì bệnh tật, từ cô bé mắc hội chứng tan máu hiểu chuyện đến đau lòng đến người mẹ đau khổ vì mất con,… tất cả đều để lại cảm xúc khó phai trong lòng khán giả.

Không dừng lại ở nội dung đầy cảm động, Cảm Ơn Bác Sĩ còn là một phim “chăm sóc cảm xúc y tế” đầy tính triết lý về y khoa được thể hiện ở hai tầng nội dung “chữa bệnh” và “cứu người”. Cụ thể trong xuyên suốt bộ phim, hai tầng nội dung này được thể hiện thông qua quan niệm làm nghề của hai nhân vật chính là Tiêu Nghiên (Dương Mịch) và Bạch Truật (Bạch Vũ). Nếu Tiêu Nghiên đề cao nguyện vọng của bệnh nhân “Tôn trọng mọi quyết định của bệnh nhân, là sự tôn trọng lớn nhất” thì Bạch Truật lại coi trọng việc cứu sống bệnh nhân hơn tất cả “Không thể chỉ vì sự yếu mềm nhất thời của bệnh nhân mà buông tay cho một sinh mạng”. Từ sự mâu thuẫn trong quan niệm làm nghề của hai nhân vật chính, bộ phim muốn truyền tải triết lý “Y học chính là nhân học” - y học không vạn năng, bác sĩ lại càng không vạn năng nhưng sự thấu hiểu, đồng cảm với bệnh nhân sẽ giúp cho bác sĩ có những phán đoán, quyết định chính xác nhất.

Có thể nói, so với nhà thờ, bệnh viện lại càng là nơi có nhiều lời cầu nguyện thành tâm hơn và những người trực tiếp lắng nghe những lời cầu nguyện ấy không phải là thần thánh phương xa mà là các y, bác sĩ tại bệnh viện. Họ là người chứng kiến, là người đấu tranh cho sự sống của người bệnh và cũng là người vượt mọi khó khăn, đồng hành cùng bệnh nhân trong thời khắc sinh tử. Do đó, thông qua những tình tiết cảm động, bộ phim còn mang đến một thông điệp vô cùng ý nghĩa như chính cái tên của mình Cảm Ơn Bác Sĩ - Cảm ơn các bác sĩ tuyến đầu cấp cứu, cảm ơn những người hùng thầm lặng, đấu tranh từng phút giây với tử thần để giành lấy sinh mệnh của người bệnh, cảm ơn những người phi thường luôn làm việc với áp lực cao nhưng vẫn tận tình chu đáo với từng bệnh nhân. Vì thế, hy vọng mỗi chúng ta hãy luôn tôn trọng, thấu hiểu cho những y, bác sĩ và đừng quên nói lời cảm ơn họ vì chính lời cảm ơn của bạn sẽ giúp họ có thêm động lực gắn bó với cái nghề vốn đầy gian khổ này.

Vợ 43kg cõng chồng 70kg khiến cộng đồng mạng xúc động.

'Cô ấy cõng tôi suốt 8 năm qua'

Đoạn clip ngắn ghi lại cảnh chị Chu Thị Bích (quê tỉnh Tuyên Quang) cõng chồng là anh Dương Cao Thành (33 tuổi, quê tỉnh Vĩnh Phúc) trong niềm hạnh phúc mới đây khiến cộng đồng mạng chú ý.

Đoạn clip sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút hơn 2 triệu lượt xem, chia sẻ cùng nhiều lời chúc ý nghĩa. Nhiều người bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước tình cảm của vợ chồng anh Thành.

Anh Thành cho biết, đoạn clip ghi lại cảnh chị Bích cõng anh rời sân khấu tiệc cưới của một người thân trong gia đình. Trước đó, anh nhờ người cháu chụp ảnh khi vợ chồng anh xuất hiện trên sân khấu.

Khi chị Bích cõng anh trở về bàn tiệc, người này đã vô tình bấm máy, quay lại toàn bộ sự việc. Khi xem lại, thấy cảnh quay ý nghĩa, anh Thành quyết định chia sẻ lên mạng xã hội.

Anh Thành cho biết: “Không chỉ hôm đám cưới vừa rồi, vợ đã cõng tôi suốt 8 năm qua. Từ khi trở thành vợ chồng, cô ấy luôn cõng tôi như thế”.

Năm 13 tuổi, anh Thành bất ngờ gặp tai nạn giao thông khiến đôi chân vĩnh viễn mất khả năng đi lại. Những năm đầu sau tai nạn, anh sống trong mặc cảm, buồn tủi. Anh đau đớn khi thấy chúng bạn vô tư chạy nhảy, vui chơi.

Không muốn con khổ đau, bố mẹ anh nói dối rằng, lớn lên đôi chân anh sẽ tự khỏi. Lời nói dối ấy chỉ thắp thêm hy vọng cho Thành đến năm anh trưởng thành. Biết mình không thể nào tự đứng lên, đi bằng đôi chân được nữa, Thành thêm một lần đau khổ.

Nhưng thay vì vùi mình trong sự tự ti, anh dần thích nghi và tìm cách tự chăm lo bản thân. Năm 25 tuổi, sau những lần đi đò, anh gặp và yêu chị Bích, cô gái làm nghề phụ hồ có nụ cười rất hiền.

Thương người đàn ông chân thành, sống tình cảm, chị Bích bỏ qua mọi khiếm khuyết cơ thể, chấp nhận lời yêu, cưới anh làm chồng. Về sống chung, chị kiên quyết không cho anh Thành ngồi xe lăn. Thay vào đó, chị cõng anh và tình nguyện trở thành đôi chân cho chồng.

Anh Thành chia sẻ: “Có rất nhiều hội, nhóm từ thiện, mạnh thường quân tặng tôi xe lăn hiện đại, tiện nghi nhưng Bích không đồng ý. Cô ấy kiên quyết không cho tôi ngồi xe lăn.

Cô ấy sợ tôi ngồi xe lăn, chân sẽ yếu đi và không thể tự đi lại được nữa. Cô ấy muốn một ngày nào đó tôi có thể tự đi trên đôi chân của mình. Từ đây cho đến ngày đó, cô ấy sẽ là đôi chân của tôi”.

Ban đầu, anh Thành cũng gặp khó khăn trong việc chấp nhận để chị Bích cõng. Anh cảm thấy tự ti, buồn tủi tột độ. Anh luôn ám ảnh ý nghĩ làm thân trai mà không giúp được vợ con còn để vợ phải cõng.

Biết chồng tủi thân, chị Bích nhiều lần khuyên giải, an ủi. Sau khi chồng chấp nhận cho mình cõng mọi lúc, mọi nơi, chị Bích bắt đầu tập cách cõng anh Thành.

Do chỉ nặng 43kg trong khi anh Thành nặng hơn 70kg, chị Bích gặp nhiều khó khăn trong việc cõng chồng. Có lần, cả hai ngã sõng soài ra đất. Mặc cho cú ngã khiến mình chảy máu ở đầu, chị Bích vẫn cố gắng đỡ chồng dậy rồi cõng tiếp.

Sau nhiều lần tập luyện, chị Bích tìm được cách cõng chồng dễ dàng hơn. Cứ thế, suốt hơn 8 năm qua, mỗi khi chồng cần di chuyển, chị đều trở thành đôi chân của anh. Chị cõng anh ở bất cứ nơi đâu trong tâm thế vui vẻ, hạnh phúc.

Anh Thành tâm sự: “Trước đây, tôi tự ti, mặc cảm lắm. Biết thế nên cô ấy thường khuyên tôi đừng lo nghĩ chuyện người khác cười chê. Việc này không có gì xấu cả, chỉ cần mình sống vui, sống khỏe là được.

Tuy nhiên, mỗi khi được vợ cõng, tôi vừa mặc cảm vừa hạnh phúc. Tôi mặc cảm vì mình là đàn ông mà lại để cho vợ phải cõng.

Nhưng tôi cũng hạnh phúc vì biết mình có người vợ luôn yêu thương, hy sinh cho mình suốt những năm qua. Tôi chỉ ước một ngày nào đó có thể cõng lại vợ một lần”.

Hiện nay, anh Thành ở nhà làm việc qua mạng. Trong khi đó, chị Bích vẫn ngày ngày xách vữa, phụ hồ để có thu nhập.

Cả hai đã có 2 cậu con trai 5 và 6 tuổi. Cuộc sống gia đình tuy khó khăn nhưng luôn rộn rã tiếng cười hạnh phúc. Những ngày ít việc hoặc được nghỉ, chị Bích lại cõng anh Thành dạo chơi khắp xóm.

Biết vợ thương yêu mình hết mực, anh Thành vui vẻ chấp nhận việc để vợ cõng. Anh không còn đòi ngồi xe lăn nữa. Thậm chí, anh còn quay lại cảnh mình được vợ cõng rồi gửi đến chị Bích với lời nhắn: “Cám ơn em đã yêu thương anh”.