Team mê xê dịch nếu đang lên kế hoạch vi vu thành phố đáng sống trong năm nay thì nhất định đừng bỏ lỡ trải nghiệm khám phá các điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng nổi tiếng.

Khám phá các điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng nổi tiếng

Nhà thờ Con Gà là điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng (cách khoảng 3km) mà bạn không nên bỏ lỡ trong hành trình khám phá khu nội thành.

Nhà thờ Con Gà hay nhà thờ Chính Tòa nằm ở số 156 Trần Phú, quận Hải Châu. Nơi đây là địa điểm tôn giáo thiêng liêng xây dựng vào năm 1923, được thiết kế bởi linh mục Vallet nổi tiếng.

Nét kiến trúc Gothic tráng lệ, nguy nga tựa như một lâu đài ở châu Âu cùng sắc hồng rực rỡ đã biến công trình trở thành một điểm tham quan, sống ảo thú vị được nhiều người săn đón trong chuyến du lịch Đà Nẵng.

Điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng - Công viên Apec chắc chắn là tọa độ khám phá không còn xa lạ với du khách thập phương.

Công viên Apec là biểu tượng du lịch mới của thành phố đáng sống. Công trình được xây dựng trên khu đất có diện tích 8.668 m2 nằm bên bờ sông Hàn, gồm nhiều phân khu như công viên cây xanh, không gian sinh hoạt cộng đồng, thảm cỏ, lối đi bộ…

Điểm nhấn của điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng nổi tiếng là phần mái vòm được thiết kế dựa trên ý tưởng "cánh diều bay cao". Tọa độ này thu hút rất nhiều bạn trẻ ghé thăm check-in săn ảnh “cháy máy”.

Một điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng dành cho những tâm hồn đam mê khám phá nghệ thuật là bảo tàng mỹ thuật nằm ở số 78 Lê Duẩn.

Bảo tàng là nơi lưu giữ, tôn vinh và giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật hiện đại, hiện vật mỹ thuật dân gian cùng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống đặc sắc đến với công chúng. Địa điểm này cũng là nơi giao lưu của giới nghệ sĩ mỹ thuật khu vực miền Trung và khắp cả nước.

Trong top điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng được team mê sống ảo săn đón chắc chắn không thể thiếu cầu Tình Yêu.

Cây cầu đáng yêu này nằm ở phía Đông của sông Hàn, vị trí nằm giữa cầu Rồng và cầu sông Hàn nên từ đây bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh thành phố bên sông thơ mộng cùng nhiều phong cảnh non nước hữu tình ngoạn mục.

Điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng được lấy ý tưởng từ những cây cầu tình yêu nổi tiếng trên thế giới như Ý, Pháp, Đức nên rất nhiều du khách đến đây cùng người thương để gắn ổ khóa như một cách để biểu đạt tình yêu bền chặt, vĩnh cửu.

Chợ đêm Sơn Trà là một địa điểm đi chơi vào buổi tối sôi động, náo nhiệt mà bạn không nên bỏ lỡ nếu dự định tham gia tour du lịch Đà Nẵng trong năm nay.

Chợ đêm Sơn Trà được xây dựng theo mô hình phố đi bộ kết hợp mua sắm đồ lưu niệm, thưởng thức ẩm thực địa phương. Tại đây, hội thực thần có thể tìm được rất nhiều món ăn miền Trung hấp dẫn như mỳ Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo, cao lầu, bánh xèo…cùng các món ăn vặt – thức uống quen thuộc như nem chua rán, viên chiên, chén trứng nướng, khoai tây chiên, nước ép, sinh tố…

Đặc biệt, nếu bạn dự định mua sắm hoặc tìm kiếm đặc sản làm quà cho người thân thì điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng này cũng là một lựa chọn vô cùng lý tưởng. Chợ đêm Sơn Trà có các quầy hàng bán đồ lưu niệm như tượng đá, lồng đèn, tranh thêu, đồ gốm…và các mặt hàng như quần áo, giày dép, túi xách…

Chỉ cách sân bay Đà Nẵng gần 5 km, công viên châu Á Asia Park là điểm đến tuyệt vời cho những tín đồ đam mê khám phá các trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh.

Tại điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng nổi tiếng, bạn có thể trải nghiệm cảm giác thót tim với các trò chơi cảm giác mạnh như con lắc khổng lồ Singapore Sling, Golden Sky Tower cao 47m, tàu lượn siêu tốc The Flying Kirins, tàu lượn không trung Paradise Fall…Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều hoạt động nhẹ nhàng để bạn thư giãn “chill chill” như ngắm cảnh từ vòng quay mặt trời Sun Wheel – biểu tượng của công viên châu Á Asia Park, khám phá khu vui chơi trong nhà, tham quan công trình kiến trúc mang đặc trưng văn hóa của các quốc gia châu Á…

Ngoài ra, tại công viên châu Á Asia Park cũng thường xuyên tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như biểu diễn ảo thuật, múa Lân sư rồng – Rồng thăng thiên, nhảy Random Dance Kpop…nên nếu bạn yêu thích bầu không khí sôi động, náo nhiệt thì đừng bỏ lỡ các sự kiện này nhé.

Bãi biển Mỹ Khê là điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng “must go” mà bạn nhất định phải ghé thăm vào mùa hè. Điểm dừng ấn tượng này từng được các tạp chí uy tín như Forbes của Mỹ, Sunday Herald Sun của Australia…bình chọn là một trong những bãi biển đẹp, quyến rũ nhất hành tinh.

Mùa hè từ tháng 4 – tháng 9 là thời điểm lý tưởng nhất để bạn ghé thăm bãi biển Mỹ Khê thơ mộng. Giai đoạn này trời nắng nhẹ và chan hòa, ít mưa, biển dịu êm nên vô cùng thích hợp để bạn cùng gia đình trải nghiệm nghỉ dưỡng hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời sôi nổi.

Một số hoạt động ở điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng thu hút nhiều du khách tham gia có thể kể đến như tắm biển, Jetski, dù bay, mô tô nước, chèo thuyền kayak, lặn biển ngắm san hô (lặn snorkeling và lặn scuba diving), săn khung cảnh bình minh và hoàng hôn trên biển lãng mạn.

Đừng quên note lại danh sách điểm du lịch gần sân bay Đà Nẵng để không bỏ lỡ bất cứ hoạt động trải nghiệm hấp dẫn nào trong hành trình vi vu khám phá thành phố đáng sống.

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên và lớn thứ ba của Việt Nam, nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và nước ta

Tên giao dịch chính thức là Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng (tiếng Anh: Danang International Airport - DIA). Sân bay này trước đây do Tổng Công ty Cảng Hàng không Miền Trung, hiện nay thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, một doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lí.

Sản lượng khách năm 2023 tại sân bay này là 12,9 triệu lượt khách, là sân bay có lượng khách thông qua nhiều thứ 3 tại Việt Nam.

Sân bay được xây dựng từ năm 1940. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam cho đến 1975, sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân của quân đội Mỹ và Không lực Việt Nam Cộng hòa. Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới.

Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 38 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng, nhiều thứ 3 cả nước. Từ Đà Nẵng đã có 16 tuyến bay nội địa, 51 tuyến bay đi quốc tế trong đó có 25 đường bay trực tiếp thường kỳ và 26 đường bay trực tiếp thuê chuyến, với hơn 250 chuyến bay trong nước và quốc tế mỗi ngày, giúp kết nối thuận lợi với các trạm trung chuyển lớn của Châu Á và thế giới như Incheon-Hàn Quốc, Narita-Nhật Bản, Changi-Singapore, Doha-Qatar, Đại Hưng-Trung Quốc, New Delhi-Ấn Độ...

Năm 2015, Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng được xếp vị trí thứ 23 trong Top 30 Sân bay Tốt nhất châu Á, theo thông tin được công bố trên trang web chuyên xếp hạng các sân bay trên thế giới The Guide to Sleeping in Airports. Năm 2019, CHKQT Đà Nẵng được tổ chức đánh giá và xếp hạng Cảng hàng không, sân bay toàn cầu - SKYTRAX xếp hạng đạt tiêu chuẩn 3 sao +, nhà ga Quốc tế T2 đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng hiện có hai đường băng cất hạ cánh (3.500m và 3.049m), được trang bị hệ thống đèn tín hiệu trên taxiway, runway, appron (bãi đậu)..., các hệ thống phụ trợ dẫn đường và hạ cánh chính xác (ILS, VOR/DME, NDB), các hệ thống radar sơ cấp - thứ cấp hiện đại, các hệ thống quan trắc và phát tin dự báo khí tượng tiên tiến, hệ thống thường trực khẩn nguy, các hệ thống phục vụ sân đỗ hiện đại...có khả năng phục vụ các loại máy bay thương mại cỡ lớn như Boeing 747, Boeing 777, Airbus A340, Airbus A330, Airbus A380, Antonov 124...cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết.

Nhà ga hành khách quốc nội (nhà ga T1) sân bay quốc tế Đà Nẵng do Tổng Công ty Cảng hàng không miền Trung làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 24/12/2007 với tổng vốn hơn 1.345 tỉ đồng và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/12/2011. Nhà ga được xây dựng trên diện tích gần 14.500 m2, gồm ba tầng nổi và một tầng hầm với tổng diện tích sử dụng 36.600 m2. Diện tích từng khu vực chức năng đủ tiêu chuẩn phục vụ 6 triệu lượt khách/năm (tiêu chuẩn theo quy định của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA). Bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ và phù hợp với điều kiện khí hậu miền Trung, tải trọng động đất cấp 7. Ngoài ra, còn có các thiết bị đặc biệt như hệ thống xử lý hành lý, 5 ống lồng hàng không dẫn khách, 6 thang cuốn tốc độ 0,5 m/giây, 11 thang máy tải trọng 1.000 - 2.000 kg, các hệ thống điện tử chuyên dụng hàng không và hệ thống phụ trợ như chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hòa không khí, hệ thống nhà máy điện năng lượng mặt trời... Với 40 quầy thủ tục và các tiện nghi hiện đại khác, nhà ga quốc nội đảm bảo phục vụ từ 6 - 8 triệu lượt khách/năm từ năm 2015 trở đi. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga quốc nội để đạt mức 15 triệu hành khách/năm vào năm 2020.

Nhà ga hành khách quốc tế (nhà ga T2) do Công ty CP Đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT) làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 15/11/2015 với tổng giá trị 3.504 tỷ đồng, đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/2017, kỷ lục xây dựng trong vòng 18 tháng. Nhà ga quốc tế được xây dựng trên khuôn viên đất rộng 210.000 m2, diện tích sàn xây dựng là 48.000m2, được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt, có 52 quầy thủ tục hàng không, 20 quầy xuất cảnh, 22 quầy nhập cảnh, 10 cửa ra tàu bay, 04 cầu dẫn hành khách...Nhà ga T2 hiện tại đang phục vụ 51 tuyến bay Quốc tế đi và đến thành phố Đà Nẵng với hàng trăm chuyến bay mỗi ngày, có công suất từ 4 đến 6 triệu khách/năm theo Quy hoạch phát triển đến giai đoạn 2020 và định hướng đến 2030.

Nhà ga VIP được dùng để đón các nguyên thủ quốc gia khi đến thăm thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là nhà ga phục vụ cho chuyên cơ của các nguyên thủ của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Lào, Campuchia và Myanmar tham gia Hội nghị Đối thoại Cấp cao không chính thức giữa APEC-ASEAN và Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC trong Tuần lễ Cấp cao APEC Việt Nam 2017 (AELW) tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Nhà ga hàng hóa với quy mô tổng diện tích 2.400 m2, trong đó diện tích nhà ga là 1.600 m2, diện tích sân bãi 800m2 có thể tiếp nhận đồng thời 5 xe có tải trọng 9 tấn tiếp cận nhà ga, bố trí 2 khu vực hàng hóa đi đến riêng biệt, trong đó khu vực hàng hóa đi trang bị 2 dây chuyền soi chiếu hàng đi. Công trình được trang bị thống báo cháy và chữa cháy tự động, chống sét đánh thẳng.Công suất hàng hóa thông qua nhà ga đạt 100.000 tấn/năm.

Nhà ga hàng hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao trong thời gian tới, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng mà còn góp phần nâng cao vị thế của sân bay.

Các chuyến bay nội địa sử dụng nhà ga T1, các chuyến bay quốc tế sử dụng nhà ga T2.

Thuê chuyến: Ma Cao, Đài Bắc–Đào Viên, Đài Trung, Jeju

Hiện nay, việc mở nhiều đường bay quốc tế từ nhiều nơi trên thế giới đến sân bay này góp phần tạo thuận lợi cho thành phố Đà Nẵng tăng cường hợp tác giao lưu với quốc tế, thu hút được nhiều khách du lịch góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế địa phương và khu vực. Cũng từ đây người dân thành phố Đà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước nói chung có thể di chuyển và đặt chân đến được nhiều nơi trên thế giới thông qua nhiều điểm trung chuyển chính quan trọng được kết nối với Sân bay Quốc tế Đà Nẵng như: Seoul–Incheon, Tokyo–Narita, Singapore Changi, Hongkong, Băng Cốc–Suvarnabhumi... đến Châu Âu, Hoa Kỳ... rút ngắn được nhiều thời gian để thực hiện hành trình qua đó tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Ngày 27/3/2022, chuyến bay SQ172 của Singapore Airlines chở 160 hành khách và chuyến bay VZ960 của Thai VietJet Air chở 150 hành khách đã hạ cánh xuống sân bay đánh dấu chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên trở lại Đà Nẵng sau gần 2 năm, kể từ khi Covid-19 bùng phát đầu tháng 4/2020.

Hiện tại hàng không dân dụng đang sử dụng 150 ha/820 ha của sân bay quốc tế Đà Nẵng. Đây là sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng nên cần tổ chức phân định ranh giới sử dụng đất đai và quản lý. Hướng tới sẽ mở rộng diện tích sử dụng hàng không dân dụng lên 200 ha.

Theo quy hoạch điều chỉnh, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng sẽ được nâng cấp lên cấp sân bay 4E theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp I. Đến năm 2020 sân bay Đà Nẵng có công suất phục vụ 13 - 15 triệu hành khách/năm, 50.000 tấn hàng hóa/năm với 22 vị trí đỗ tàu bay. Loại máy bay khai thác là B747, B777, B787, A320, A321, A350 và tương đương. Phương thức tiếp cận hạ cánh tiêu chuẩn CAT I.

Định hướng quy hoạch đến năm 2030 sẽ tiếp tục nâng cấp, cải tạo, xây dựng các công trình như đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách T3 công suất 30 triệu khách, nhà ga hàng hóa, bảo dưỡng tàu bay, trạm xe ngoại trường, tập kết, sửa chữa, bảo trì trang thiết bị mặt đất, kiểm định, chế biến suất ăn, quản lý điều hành bay, cứu nguy cứu hỏa, cấp nhiên liệu, approach (tiếp cận) lên CAT II và CAT III... và các công trình hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, xử lý chất thải... để đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao.

Tổ chức các chuyến bay quốc tế trực tiếp từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đi các nước khu vực Châu Á, Châu Âu; đồng thời tổ chức thêm các chuyến bay phục vụ du lịch nội địa đi đến các điểm du lịch Quy Nhơn, Sa Pa, Phan Thiết...

Sân bay quốc tế Đà Nẵng có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Năm 2018, sân bay này đã phục vụ 13,3 triệu khách thông qua, tăng 34% so với cùng kỳ, xếp thứ 3 sau Tân Sơn Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh: 32 triệu, Nội Bài - Hà Nội: 23 triệu. Trong đó lượng hành khách quốc tế đi - đến hơn 4,6 triệu, tăng 51,36%, hàng hoá - bưu gửi đạt gần 30 nghìn tấn tăng 56,57% và hành lý đạt gần 59 nghìn tấn tăng 22,60% so với năm 2017. Năm 2019, sân bay này phục vụ 15,5 triệu lượt khách,tăng 22,56% so với năm 2018.