Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), trong 3 năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc thực sự "nóng"và đi kèm mối quan ngại về chất lượng hàng xuất khẩu theo đường tiểu ngạch.

Con đường xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào thị trường Mỹ vốn nhiều khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi thời gian tới Mỹ sẽ siết chặt các tiêu chuẩn nhập khẩu.

Thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông lâm thuỷ sản (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu cá tra trong tháng 7/2022 ước đạt 232 triệu USD. Lũy kế 7 tháng năm nay, cá tra của Việt Nam thu về gần 1,6 tỷ USD, tăng 83,6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là doanh thu cao nhất trong lịch sử xuất khẩu cá tra của Việt Nam, đồng thời giúp ngành này hoàn thành mục tiêu xuất khẩu của cả năm 2022 trước 5 tháng.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lượng cá tra nhiều nhất, chiếm 30% thị phần với gần 428 triệu USD, tăng gần 79% so với cùng kỳ. Giá trung bình cá tra fillet đông lạnh xuất sang thị trường Trung Quốc là 2,45 USD/kg, tăng 37% so với mức 1,79 USD/kg cùng kỳ 2021.

Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: CTV

Tại thị trường Mỹ chiếm 25%, đứng thứ 2 với 356 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần so với nửa đầu 2021. Giá cá tra fillet xuất khẩu sang thị trường này đạt trung bình 4,66 USD/kg, tăng 60% so với 2,93 USD/kg cùng kỳ năm ngoái. Trong quý II/2022, giá cá tra đông lạnh xuất vào thị trường Mỹ cũng tăng lên mức 4,6 – 4,89 USD/kg.

Ngoài Mỹ và Trung Quốc, nhiều thị trường khác có sự tăng trưởng đột phá so với cùng kỳ như: Thái Lan tăng 90%, chiếm 4,4% thị phần; Mexico tăng 81% chiếm 3,7% thị phần; Hà Lan tăng 74%, Canada tăng 109%… Giá trung bình xuất khẩu cá tra fillet sang các thị trường khác đều tăng từ 28 – 66%.

Theo doanh nghiệp, nhu cầu tiêu thụ cá tra tại Mỹ, châu Âu, Trung Quốc bật tăng như hiện nay do kiểm soát được đại dịch COVID-19, thêm việc nguồn cung thiếu hụt nên năm 2022 sẽ giúp toàn ngành cá tra đều có lời. Hiện các nhà máy chế biến cá tra đã chạy hết công suất để phục vụ đơn hàng xuất khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng nhắm đến các thị trường tiềm năng như Mexico, Ai Cập và Thái Lan. Sự tăng trưởng tốt ở hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn bù đắp cho hơn 3 năm ngành cá tra bị tổn thương nặng nề do COVID-19. VASEP dự báo, xuất khẩu cá tra có thể đạt 2,6 tỷ USD trong năm nay.

Tại các vùng nguyên liệu ở ĐBSCL, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông lâm thuỷ sản cho biết, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL trong tháng 7 giảm 2.500 đồng/kg so với tháng trước, dao động trong khoảng 27.500 – 28.500 đồng/kg cho cá kích cỡ 0,8 – 1 kg. Các doanh nghiệp có xu hướng thu mua chậm lại do từ đầu năm các doanh nghiệp đã xuất khẩu cá tra rất nhiều cho các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.

Cá tra nguyên liệu giảm kéo theo giá cá tra giống cũng chững giá ở mức 26.000 – 28.000 đồng/kg cho cỡ 28 – 35 con/kg, tỷ lệ treo ao sau khi xuất bán của các hộ nuôi cao do giá thức ăn tăng liên tục.

Kinh tế Trung Quốc có nhiều cải thiện, nhưng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang nước này 8 tháng đầu năm giảm mạnh.

Mức sụt giảm của xuất khẩu cá tra đã thu hẹp dần các tháng gần đây, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).

Từng có lợi thế trong lạm phát nhờ giá mềm, sức mua cá tra đã yếu dần từ quý III và chạm kim ngạch thấp nhất năm vào tháng 10.

Doanh nghiệp xuất thủy sản vào Trung Quốc cho biết cứ mỗi container hàng bị phát hiện nhiễm Covid-19 sẽ bị tạm ngưng nhập khẩu một tuần.

Sau một năm thấp kỷ lục, giá cá tra nguyên liệu miền Tây tăng trở lại nhưng người nuôi đã đuối sức vì thua lỗ.

Mỹ đã giảm mức thuế chống bán phá giá cá tra xuống 0,15 USD mỗi kg cho 2 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Lượng xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang Mỹ trong tháng 2 tăng mạnh và dự báo tích cực trong các tháng tới.

Sức mua cá tra từ siêu thị, nhà hàng Trung Quốc yếu ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Xuất khẩu cá tra sang Malaysia tăng trưởng ở mức 2 con số và được đánh giá là khả quan nhất khu vực.

8 tháng, thị trường xuất khẩu cá tra chính của Việt Nam là Mỹ giảm tới 41,5%.

Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ 3 cho thị trường Trung Quốc.

Gần đây nhiều tờ báo Rumani khuyến cáo người dân không nên ăn cá tra Việt nam, một số khác lại khuyến nghị tẩy chay món này.

Việt Nam có thể mất thị trường nếu Mỹ duy trì và áp dụng mức thuế chống bán phá giá 7,74 USD một kg.

Bộ Thương mại Mỹ quyết định mỗi kg cá tra phi lê đông lạnh Việt Nam vào thị trường này sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá 2,39 USD.

Khoản lỗ gần 448 tỷ đồng trong quý III đã nâng số lỗ lũy kế của Việt An lên gần 1.685 tỷ.

Là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 4 của Việt Nam, nhưng 7 tháng đầu năm lượng hàng sang Brazil giảm tới 46% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu giảm, giá cả trên thị trường thế giới cạnh tranh, chi phí tài chính tăng... khiến nhiều doanh nghiệp cá tra giảm lãi tới vài trăm phần trăm, thậm chí lỗ.

Cùng với tôm, cá tra Việt Nam đang là mặt hàng được Anh nhập với số lượng tăng đột biến

Trong lúc chờ kết quả cuối cùng về thuế chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đi Mỹ đã dè dặt xuất hàng.

Từ Tết Giáp Ngọ đến nay, giá cá tra ở miền Tây tăng liên tục, trong khi nhiều nhà máy đang gặp khó vì thiếu nguyên liệu.