Ông Trần Văn Hai, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp (CDC Đồng Tháp) và bà Nguyễn Thị Lệ Ngọc, Phó trưởng khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, bị bắt tạm giam để điều tra liên quan đến các gói thầu của Công ty Việt Á.

Gửi yêu cầu đăng ký thành công!

Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn để xác thực các thông tin & hoàn tất quá trình kiểm duyệt để cấp chứng nhận.

An Giang hiện có  104.547 công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), trong đó có 50.832 công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (gần 15.000 lao động làm việc tại 02 Khu công nghiệp Bình Hòa (Châu Thành), Bình Long (Châu Phú) và gần 10.000 lao động làm việc tại Cụm Công nghiệp Mỹ Quý (Tp. Long Xuyên). Đa phần công nhân lao động tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều cần nơi sinh hoạt, giải trí sau ngày hay tuần làm việc. Chính vì thế, đã từ lâu hầu hết CNLĐ đều mong muốn được các cấp, các ngành, chủ doanh nghiệp quan tâm xây điểm sinh hoạt, tạo sân chơi văn hóa, thể thao thực thụ để có cơ hội được giao lưu, giải trí lành mạnh sau những giờ lao động mệt nhọc, cũng như mong có được địa chỉ để đến học tập nhằm năng cao hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ...

Với thực trạng đó, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã đề xuất và được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đồng ý trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Nhà Văn hóa lao động tỉnh. Có thể nói, đây là công trình có ý nghĩa hết sức đặc biệt và ghi dấu ấn đối với tổ chức Công đoàn An Giang nói chung và đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh nói riêng. Điều đáng nói công trình Nhà Văn hóa lao động được Tỉnh ủy và Tổng Liên đoàn LĐVN thống nhất đầu tư với quy mô lớn so với một số Nhà Văn hóa lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, khối nhà chính 04 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng 5.740m2 bao gồm nhiều khu vực như: Khu văn hóa thể thao trong nhà đa năng rộng 3.600m2, sân khấu biểu diễn 500 chỗ ngồi, khán đài với sức chứa khoảng 2.000 người, phòng tập thể hình và thể dục thẫm mỹ...

Nhà Văn hóa lao động tỉnh sẽ là trung tâm hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phục vụ tốt mọi nhu cầu về văn hóa tinh thần cho đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh nói chung và đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn thành phố Long Xuyên nói riêng. Theo đồng chí Phan Thị Diễm, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, kiêm Giám đốc Nhà Văn hóa lao động tỉnh cho biết: Trước mắt, để từng bước đi vào hoạt động cũng như tập trung công nhân lao động đến sinh hoạt tại Nhà Văn hóa, hiện LĐLĐ tỉnh đã xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý với quy chế hoạt động cụ thể. Sau lễ khánh thành, Ban Giám đốc Nhà Văn hóa sẽ bắt tay vào công tác xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ; định kỳ thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề, giao lưu, tọa đàm. Đặc biệt, sẽ thành lập các Câu lạc bộ, Đội nhóm cùng sở thích để tập hợp công nhân lao động đến sinh hoạt thường xuyên. Tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khoẻ, phát triển các môn thi đấu, các trò chơi dân gian và các giải thi đấu trong CNVCLĐ, qua đó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của đoàn viên, CNVCLĐ.

Song song đó, LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch tổ chức chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao cho đoàn viên, CNVCLĐ các khối thi đua trực thuộc LĐLĐ tỉnh và đoàn viên, CNVCLĐ thuộc Công đoàn Giáo dục, Công đoàn Y tế và thành phố Long Xuyên để mở đầu cho hoạt động của Nhà Văn hóa lao động, đặc biệt nhằm chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngoài ra, Ban Giám đốc Nhà Văn hóa lao động tỉnh còn xác định đây là địa chỉ để tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, quay phim, chụp ảnh, nghiệp vụ văn phòng; Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về Luật Lao động cho công nhân lao động; Thực hiện các hợp đồng liên kết đào tạo, bồi dưỡng, tìm việc và giới thiệu việc làm cho người lao động. Đồng thời, là cơ sở để tất cả đoàn viên, CNVCLĐ đến học tập nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng tác phong lao động công nghiệp, góp phần xây dựng xã hội học tập, nhất là trong giai đoạn hội nhập, phát triển sâu, nhanh và toàn diện.

Cũng theo đồng chí Phan Thị Diễm, dự kiến sắp tới Ban Giám đốc Nhà Văn hóa lao động tỉnh sẽ tính đến việc triển khai chương trình ưu đãi nhằm chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên công đoàn, khuyến khích tinh thần tập luyện thể dục, thể thao, hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của đoàn viên công đoàn, người lao động trở thành một hoạt động thường xuyên, đặc biệt là hướng đến đối tượng là đoàn viên Công đoàn góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, từ đó tập hợp đông đảo người lao động gia nhập vào tổ chức Công đoàn. Xây dựng địa chỉ tin cậy phục vụ nhu cầu lợi ích của đoàn viên, NLĐ./.

Du Lịch Miền Tây Thông Tin Du Lịch Miền Tây Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam – Nam Phương Linh Từ – Đồng Tháp

Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam – Nam Phương Linh Từ – Đồng Tháp

Ngoài những địa điểm du lịch Đồng Tháp quen thuộc trên mảnh đất sen hồng như Vườn quốc gia Tràm Chim, khu di tích Xẻo Quýt, làng hoa Sa Đéc… thì khu du lịch văn hóa Phương Nam là điểm đến hấp dẫn không kém. Đến đây du khách không chỉ được tham quan các công trình tưởng nhớ những nhân vật lịch sử có công khai phá vùng đất phương Nam mà còn có dịp tận mắt chiêm ngưỡng bức tranh tái hiện rõ nét về làng quê Nam bộ xưa.

Nhìn từ trên cao xuống chẳng khác gì chốn hoàng cung của các vị vua chúa ngày xưa.

Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam tọa lạc tại xã Long Hưng A, H.Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Xuất phát từ Tp Hồ Chí Minh, bạn đi theo cao tốc TpHCM – Trung Lương rồi QL 1A đến An Hữu theo ĐT 30 đi Cao Lãnh, qua cầu Cao Lãnh, xuống rẽ trái, cách chân cầu 4 km sẽ có bảng chỉ dẫn, rẽ trái vào Khu Du Lịch Văn Hóa Phương Nam. Đường di chuyển tới đây không hề khó, không rõ có thể hỏi người dân địa phương và định vị trên google map.

Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam là công trình được khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 và chính thức mở cửa đón khách tham quan vào 24/12/2017. Với diện tích lên đến 17 ha,  gồm 5 hạng mục chính: Nam phương Linh từ, Đặng tộc Nam phương Linh từ, nhà bảo tàng họ Đặng, nhà bảo tàng Nam bộ và dãy trường lang bao quanh (tượng trưng cho 5 châu).

Con đường nón lá dẫn vào khu du lịch

Sau khi hoàn tất việc giữ xe và mua vé tham quan, bạn sẽ bất ngờ với con đường dẫn vào, hai bên đường rợp bóng mát của hai hàng cây. Một thế giới hoàn toàn khác với bên ngoài khi bạn bước chân qua cánh cổng, một khoản sân rộng lớn với ngôi nhà cổ ở phía xa, mái ngói được chạm khắc tinh xảo, chẳng khác gì những công trình trong những bộ phim cổ trang của đất nước Trung Hoa.

Đi dọc những dãy hành lang kéo dài, yên ắng, bạn cảm nhận tâm hồn được bình yên đến lạ. Nếu như các điểm tham quan khác, bạn phải bon chen, chen lấn, hối hả thì khu du lịch văn hóa Phương Nam lại hoàn toàn trái ngược.

Không chỉ dừng lại ở điểm đó trong khuôn viên khu du lịch còn có một ao sen rộng lớn, rực rỡ và khoe sắc. Nếu bạn đi đúng thời điểm mùa sen nở thì không gian này cứ thoang thoảng mùi thơm khó cưỡng lại được. Không chỉ có ao sen, khu du lịch có rất nhiều hồ nước thủy sinh và hàng trăm loài hoa kiểng với cây xanh nên lúc nào cũng tạo được cảm giác mát mẻ. Ở đây còn có cả những bãi cỏ xanh mướt như công viên.

Những tiểu cảnh trang trí đẹp mắt

Công trình nổi bật nhất của khu du lịch là đền thờ Nam Phương Linh Từ, một công trình được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ – gỗ mới với phong cách nhà rường truyền thống Huế, mang đậm dấu ấn cung đình triều Nguyễn.

Công trình tôn vinh, tưởng nhớ 125 nhân vật lịch sử có công khai hoang, mở cõi, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất phương Nam như vua Gia Long, Nguyễn Huệ, Mạc Thiên Tích, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại …

Công trình tôn vinh, tưởng nhớ các nhân vật lịch sử có công khai hoang, mở cõi, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất phương Nam

Nam Phương Linh từ đạt 2 kỷ lục Việt Nam: Đền thờ đầu tiên thờ các vị danh nhân có công trong quá trình khai mở, gìn giữ và làm rạng danh đất phương Nam; Đền thờ có nhiều tượng đồng danh nhân lớn nhất về các nhân vật có công thời khai mở đất phương Nam.

Đền thờ có nhiều tượng đồng danh nhân lớn nhất

Một kiến trúc đáng chú ý trong quần thể này là “Cầu ngói Nam Phương” dẫn lối vào Nam phương Linh từ là kiến trúc đẹp, độc đáo hiếm có ở miền Tây Nam bộ.

Đặng tộc Nam phương Linh từ: Nơi phụng thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền tộc Đặng như: Công bộ Thị lang Đặng Nghiêm, Quốc công Đặng Tất, Tể tướng Đặng Dung và cụ tổ Đặng tộc Long Hưng là Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm…

Trong quần thể kiến trúc còn có Bảo tàng Đặng tộc, nơi gìn giữ, trưng bày di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của họ Đặng Việt Nam.

Đặc biệt, tại khu làng quê Nam bộ đã tái hiện cô đọng cách thức sản xuất, sinh hoạt, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của cha ông lúc mới đến đây khẩn hoang, lập ấp.

Bảo tàng Đất Phương Nam, gồm các nhà trưng bày: Hồ sơ quý hiếm về quy trình, thủ tục đào kinh xáng Lấp Vò – Sa Đéc do người Pháp thực hiện vào đầu thế kỷ XX; hình ảnh và thông tin về 54 dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, các loại nông ngư cụ từ khi cha ông khai hoang, mở cõi trên vùng đất xa xôi này. Hiện vật có giá trị được trục vớt từ những chiếc tàu buôn bị chìm trên vùng biển phía Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Các loại tiền của Việt Nam.

Tái hiện cuộc sống của cư dân Nam Bộ thời xưa

Với các hạng mục kiến trúc trên, Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam đã truyền tải đến du khách những cảm xúc trọn vẹn về hành trình khám phá đất Phương Nam.

Du lịch Đồng Tháp, ghé thăm nơi đây bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị khi có cơ hội tìm hiểu đời sống, sản xuất của cư dân Nam Bộ thời xưa và đặc biệt là những phút giây lắng đọng lòng mình nhớ về cội nguồn, tri ân bậc tiền nhân đã khai mở, bảo vệ, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất Phương Nam.

Đặc biệt, bạn còn được chiêm ngưỡng những điểm nhấn kiến trúc xưa từ cột đến nhà ngói, nhà sàn, đình làng và có nhiều không gian tham gia trò chơi dân gian, ẩm thực, nghỉ dưỡng và bán hàng đặc sản, quà lưu niệm v.v..

Du khách thích thú khi hóa thân thành người nông dân

Hàng năm Khu Du lịch văn hóa Phương Nam tổ chức sự lễ hội theo nghi thức truyền thống vào mùng 8 – 9 tháng 3 âm lịch, trong đó mùng 8/3 giỗ hội các nhân vật lịch sử đất Phương Nam, mùng 9/3 giỗ tổ Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm (Thủy tổ của họ Đặng Long Hưng và Phương Nam).

Khi tham quan Nam Phương Linh Từ, du khách nên mua thêm vé xe điện để di chuyển vì diện tích khá lớn, nếu đi bộ bạn nên trang bị cho mình một đôi giày thể thao. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ im lặng và vệ sinh trong quá trình tham quan để tạo không khí bình yên cho công trình phương Nam này nhé.

Khu Du lịch văn hóa Phương Nam đã níu chân biết bao du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng bởi không gian kiến trúc rộng lớn, đẹp mắt, chốn bình yên để thư giãn tâm hồn.