Hình Ảnh Mặt Nước Có Gì Đẹp
Hình ảnh đất nước Hàn Quốc đẹp – Vẻ đẹp sống động của ánh sáng. Hàn Quốc, một đất nước nằm ở bán đảo Đông Á, không chỉ là điểm đến văn hóa và lịch sử đa dạng mà còn nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời. Từ những thị trấn nông thôn yên bình đến những khu đô thị sôi động, Hàn Quốc đã thu hút hàng triệu du khách mỗi năm bằng những khung cảnh tuyệt đẹp và đa dạng.
Hình ảnh đất nước Hàn Quốc đẹp – Vẻ đẹp sống động của ánh sáng
Thủ đô sôi động của Hàn Quốc, với các địa danh nổi tiếng như Cung điện Gyeongbokgung, Cầu Cầu Banpo và Tháp N Seoul. Đặc biệt, vào ban đêm, Seoul tỏa sáng với các đèn LED lấp lánh trên dòng sông Hàn.
Những ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc, với mái nhà cong và màu sắc truyền thống, tạo nên một bức tranh văn hóa độc đáo. Làng cổ Bukchon ở Seoul và Hahoe ở Andong là những điểm đến phổ biến để tận hưởng vẻ đẹp của kiến trúc truyền thống.
Với cảnh đẹp tự nhiên tuyệt vời như hòn đảo Seongsan Ilchulbong, Động Lava Manjanggul và Hồ Sanbangsan, Jeju là một điểm đến lý tưởng cho những người muốn trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ và yên bình.
Núi Seoraksan nằm ở phía đông bắc của Hàn Quốc, nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ, những hồ nước trong xanh và rừng rậm bao quanh. Các tín đồ leo núi thường đến đây để thưởng ngoạn cảnh đẹp và tận hưởng không gian thiên nhiên tĩnh lặng.
Ngoài những cảnh đẹp tự nhiên, Hàn Quốc còn có một văn hóa và truyền thống rất phong phú. Các lễ hội truyền thống như Lễ Hội Hoa Anh Đào, Lễ Hội Truyền Thống Andong Mask và Lễ Hội Ánh Sáng Seoul Lantern tạo ra một không gian sôi động và đầy màu sắc trong năm.
Hàn Quốc mang lại vẻ đẹp đặc biệt trong mỗi mùa vụ. Hoa anh đào nở rộ vào mùa xuân, biển hoa hướng dương rực rỡ vào mùa hè, cảnh lá đỏ phủ khắp núi rừng vào mùa thu và tuyết phủ trắng xóa trên núi vào mùa đông.
Xem thêm bài viết khác: Khám Phá Hàn Quốc Tháng 12 Kinh Nghiệm Du Lịch và Điểm Tham Quan Hấp Dẫn
Hàn Quốc, với vẻ đẹp hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, là một điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thích khám phá và trải nghiệm văn hóa. Đất nước này không ngừng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp đa dạng và sức sống mãnh liệt.
viết môt bài giới thiệu chi tiết về
(HBĐT) - Trong chuyến công tác cùng với Cục báo chí (Bộ TT&TT) tại Lào vào tháng 11 vừa qua, chúng tôi đã có dịp ghi lại một số hình ảnh về đất nước Lào ở 2 trung tâm du lịch lớn của đất nước Triệu Voi là thủ đô Viêng Chăn và cố đô Luông Pha băng. Bên cạnh các di tích văn hóa, lịch sử, nước bạn còn có các danh thắng, điểm du lịch sinh thái tạo được dấu ấn đặc biệt với du khách các nước khi đến nơi này…
Thạt Luổng ở thủ đô Viêng Chăn, tiếng Lào có nghĩa là "Tháp Lớn", được xây dựng vào năm 236 Phật lịch (tức năm 307 trước Công nguyên). Thế kỷ XVI, khi đất nước thống nhất, Đức vua của Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) là Xệt Thả Thi Lạt đã dời đô từ Luông Phabang về Viêng Chăn và đã cho tu bổ lại Thạt Luổng. Thạt Luổng là một công trình kiến trúc độc đáo và trở thành biểu tượng và niềm tự hào của đất nước Triệu Voi xinh đẹp, mến khách và là trung tâm để tổ chức những ngày hội lớn của đất nước Lào.
Patuxay, khải hoàn môn ở thủ đô Viêng-Chăn và cũng được coi là biểu tượng của thành phố này, biểu tượng chiến thắng của người Lào. Công trình được xây dựng để vinh danh những chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp và luôn là điểm đến của du khách.
Nước Lào có 1400 ngôi chùa và Chùa Xiêng Thong (nghĩa là chùa của thành phố vàng) là một trong những ngôi chùa cổ nhất và quan trọng ở cố đô Luông Pha băng, được xây dựng trong giai đoạn 1559-1560. Với ý nghĩa tâm linh và nét kiến trúc độc đáo, ngôi chùa là điểm đến của đông đảo du khách xa, gần.
Thác Kuang Si- Thác nước xanh như ngọc, cách trung tâm Luông Pha băng 30 km. Với vẻ hoang sơ và nét độc đáo, quần thể thác đã trở thành điểm đến hấp dẫn của hầu hết khách du lịch khi đến nơi đây.
Thác nước Tad Sae (Tat Sẻ) ở huyện Xiêng Ngân (tỉnh Luông Pha băng) cũng không kém phần thu hút. Tại điểm này còn có dịch vụ cưỡi voi, đu cáp treo, tắm thác và các món ăn dân tộc. Du khách các nước đến khá đông, nhất là mùa nước đầy...
Du khách tham gia các dịch vụ cưỡi voi ở thác nước Tát- sẻ, điểm du lịch giao nhau giữa rừng và sông.
(HBĐT) - Trong những ngày này, trên mọi nẻo đường, con phố của thành phố Hòa Bình - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ cờ hoa, băng rôn khẩu, thảm hoa, cây cảnh... chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ hai.
(HBĐT) - Thời gian từ nay cho đến ngày kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh không còn nhiều. Hiện nay, tại các công trình trên địa bàn thành phố Hoà Bình, các nhà thầu, đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hạng mục công trình nhằm hoàn thiện nốt những công đoạn cuối. Đặc biệt, công tác chuẩn bị cảnh quan tại các trục đường chính, khu Quảng trường Hoà Bình, công viên Tuổi trẻ...đang được triển khai hết sức quyết liệt. Tất cả vì mục tiêu đảm bảo cho Lễ kỷ niệm niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh Hoà Bình diễn ra thành công tốt đẹp
Vào mỗi buổi bình minh, những vị sư ở khắp đất nước Lào trong màu áo vàng nghệ lại lặng lẽ chân trần đi khất thực, mở đầu một ngày mới. Đây là nét văn hóa đặc sắc của đất nước trải qua nhiều thế kỷ lấy Phật giáo làm Quốc giáo này. Đa phần người dân Lào theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) hay còn gọi là Phật giáo Nam tông, với chủ trương khất thực độ nhật (xin ăn sống qua ngày). Người ta đã quá quen mắt với hình ảnh mỗi sáng sớm, từng đoàn chư tăng trẻ, đi thành dãy dài, tỏa xuống các khu phố hoặc xóm làng thôn ấp, im lặng thọ nhận sự dâng cúng thực phẩm của tín đồ đang rất kính cẩn quỳ lạy dưới đất và sau đó các sư chúc phúc cho họ. Theo giáo lý nhà Phật, trì bình khất thực mang lại nhiều lợi ích cho các vị khất sĩ và cho chúng sinh. Đối với các vị sư, các khất sĩ, việc ôm bình bát đi xin khiến cho tâm trí họ được rảnh rang, ít phiền não.
Phật giáo từ lâu đã trở thành quốc giáo ở Lào, vào mỗi buổi sáng những Phật tử mang lễ vật là đồ ăn chín ra trước cửa nhà dâng lễ vật lên các nhà sư hành lễ khất thực. Trong ảnh là cảnh người dân ở tỉnh Pakse chuẩn bị dâng lễ vật cho các nhà sư đi khất thực.
Hầu hết mọi người quàng chiếc khăn được gọi là phạ biêng, chéo qua vai trái xuống một cách trang trọng.
Các Phật tử ở huyện Champasak, tỉnh Champasak để chân trần, quì gối, chắp tay trước ngực dâng đồ lễ cho nhà sư hành lễ khất thực. Khi hành lễ cả nhà sư và phật tử phải để chân trần.
Đồ đựng lễ vật là chiếc thố có chân cao bằng nhôm, bằng đồng... có hoa văn tinh xảo, đựng các lễ vật cúng dường. Lễ vật trước hết là nắm xôi nhỏ, những chiếc bánh tự gói, trái cây, rồi các loại bánh mua sẵn, sữa hộp, sữa tươi, có khi kèm theo một tờ tiền...
Theo giới luật của phật giáo nguyên thủy, phật tử chỉ cúng bằng thức ăn đã nấu chín như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng rau đã nấu chín chứ không cúng rau tươi. Vì vậy mà nhà chùa không có bếp (Ảnh chụp tại một khu phố thuộc tỉnh Pakse).
Phật tử cầm sẵn lễ vật, đưa lên trán khấn nguyện rồi cung kính đặt vào bát của mỗi vị sư. Khi đi khất thực, vị khất sĩ không được nhìn vào mặt phật tử dù đó là một cụ già, trẻ nhỏ hay một cô gái đẹp, cũng không được để ý xem mình được cái gì và cũng không được thỏa mãn cũng như bất mãn.
Đồ đựng lễ vật của các nhà sư được lồng trong một túi vải màu vàng, có quai đeo, vì thế khi nhận lễ vật, một tay sư mở nắp, một tay giữ bát để nó không đung đưa.
Sau khi đã cung kính đặt đồ lễ, nhà sư sẽ cầu nguyện những điều tốt lành đến các phật tử, trong khi đó phật tử cúi đầu, một tay đưa lên như bông hoa sen trước ngực trong tư thế niệm Phật. Một tay cầm bình nước nhỏ rót xuống đất hay rót vào cái âu nhỏ bằng đồng mà họ mang theo, sau đó rót vào gốc cây một cách kính cẩn, mang ý nghĩa hồi hướng công đức cho đến tổ tiên, ông bà đã khuất được mát mẻ, an lành.
Sau khi hành lễ, phật tử sống tại bản Khon, huyện Champasak, tỉnh Champasak đính những cục xôi nhỏ lên các hàng rào quanh nhà để chim chóc có cái ăn.
Tục lệ để những cục xôi dành cho chim chóc cũng gần giống với tục cúng chúng sinh của người miền bắc Việt Nam chỉ khác là mang ý nghĩa thực tế hơn. Cúng chúng sinh theo quan niệm của người Việt là để dành thức ăn cho những linh hồn lang thang trên thế gian.
Các nhà sư ở Lào chỉ đi khất thực đến trước giờ ngọ (12 giờ trưa), chỉ lấy thức ăn đã chín, không khất thực quá 7 nhà, không phân biệt giàu nghèo, thức ăn ngon dở, không đứng trước cửa chợ và một ngày chỉ ăn một bữa trước khi trời đứng bóng.
Phật tử thường bận rộn sinh kế, ít có điều kiện đến chùa cúng dường, chưa kể không ít người vì nghèo khó mà ngại ngùng vì thế các vị sư đi khất thực là tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả Phật tử cúng dường Tam Bảo. Như vậy, khất thực vừa để độ nhật, vừa để thuyết pháp độ sinh và là nỗ lực hành thiền đoạn trừ lòng tham dục… (Ảnh: Một buổi khất thực trên quốc lộ đoạn qua tỉnh Pakse).
Vật phẩm khất thực mang về thường được chia ra làm bốn phần, một phần nhường cho các sư đồng tu nếu họ không có, hay có ít, một phần dành cho người nghèo, một phần dành cho những con vật sống chung như chó, mèo và phần còn lại của người khất thực dùng (Các nhà sư đang phân chia vật phẩm khất thực tại ngôi chùa thuộc tỉnh Pakse).
Cũng như mọi người dân Lào, các nhà sư dùng tay bốc thức ăn mà không dùng đũa, thìa, dĩa...