- Đảo: Hoàng Sa, Đá Bắc, Hữu Nhật, Đá Lồi, Bạch Quy, Tri Tôn, Cây, Bắc, Giữa, Nam, Phú Lâm, Linh Côn, Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp.

Lý do miền Tây có nhiều huyện Châu Thành

Châu Thành có nghĩa là thủ phủ của một đơn vị hành chính huyện hoặc. Nó giống với trung tâm hành chính hiện nay ở Việt Nam. Trước năm 1975 đa phần đơn vị hành chính của Châu Thành là quận.

Miền Nam trước khi Pháp chiếm đóng vẫn chưa có cái tên Châu Thành. Khi Pháp chiếm các tỉnh miền Nam, vì không đủ nhân sư nên không duy trì bộ máy hành chính cấp tỉnh. Pháp chỉ duy trì đơn vị cấp huyện cũ và đặt ra chức vụ Thanh Tra để giám sát.

Sau đó khi kiểm soát chính thức lục tỉnh miền Nam, Pháp giữ nguyên tên gọi 6 tỉnh và đặt là địa hạt. Các đơn vị huyện bị giải thể và thu gọn thành 19 hạt thuộc 6 địa hạt.

Tuy vậy vùng trung tâm lỵ sở của 6 địa hạt là thủ phủ chính nhưng lại không có tên gọi riêng. Nên dân gian gọi chúng với cái tên Châu Thành trước tên địa hạt để gọi lỵ sở đó để phân biệt. Sau này khi phân chia lại cơ sở hành chính Pháp đã chính thức đưa tên gọi Châu Thành trở thành cái tên hành chính chính thức.

Cũng có ý kiến cho rằng châu thành là trung tâm giao ngõ giữa các tỉnh, huyện lớn của miền nam. pháp đặt đơn vị hành chính để dễ dàng kiểm soát việc đi lại của người dân hơn.

Nếu để ý bạn sẽ thấy các huyện Châu Thành hiện nay đều nằm ở cửa ngõ các tỉnh lỵ lớn.

Năm 1899, Pháp đổi địa hạt thành tỉnh.

Năm 1900, Pháp chia toàn cõi Nam kỳ thành 20 tỉnh và 3 thành phố độc lập (Sài Gòn, Chợ Lớn, Vũng Tàu).

Năm 1912, quận Châu Thành tỉnh Mỹ Tho là địa danh đầu tiên được Pháp đặt cho các tên Châu Thành.

Năm 1944, 17/21 tỉnh của Nam Kỳ đều có địa danh Châu Thành (Trừ Gò Công, Gia Định, Chợ Lớn, Bạc Liêu).

Rõ ràng với việc tồn hơn đến 10 huyện Châu Thành hiện nay chứng tỏ giá trị văn hóa, lịch sử to lớn của địa danh này tại miền Tây.

tỉnh miền tây không có huyện châu thành

2 tỉnh miền Tây không có huyện Châu Thành là Bạc Liêu và Cà Mau.

Trước năm 1975 thì chỉ duy nhất Bạc Liêu là không có huyện Châu Thành. Theo Miền Tây Có Gì nghiên cứu, trước đây Bạc Liêu có 1 “thành” gọi là thành Bạc Liêu – nằm ở trung tâm tỉnh lỵ Bạc Liêu. Phải chăng nơi đó đã có sẳn 1 thành nên người ta không gọi tên “châu thành” để phân biệt.

Năm 1977 huyện Châu Thành ở Cà Mau bị giải thể và các xã của huyện bị chia cắt ra để sáp nhập các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình. Vì vậy hiện nay Cà Mau giống với Bạc Liêu không có huyện Châu Thành.

Các địa danh Châu Thành trước đây

Địa danh Châu Thành tại Nam Kỳ trước đây:

Dữ liệu được trích dẫn từ Wikipedia.

Bài viết Miền Tây có bao nhiêu huyện Châu Thành có tham khảo:

Nếu có bất kỳ đóng góp hay ý kiến sửa đổi về bài viết. Mình mong nhận được qua liên hệ: [email protected]

Tìm hiểu thêm về miền Tây qua bài viết: Miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành?

? Thuộc tỉnh thành nào và nằm ở vị trí nào trên bản đồ. Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Như vậy, theo cập nhật mới nhất năm 2024 của

có tất cả 43 xã. Xem danh sách các xã ngay bên dưới đây nhé.

Công cụ tra cứu lịch vạn niên, lịch âm dương, xem ngày tốt xấu đang được mọi người quan tâm tại trang:

. Các bạn truy cập và đừng quên chia sẻ tới moi người nha.

Đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện?

Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố TP. Hưng Yên, 1 thị xã Mỹ Hào và 8 huyện: Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ.

Trước kia, Hưng Yên từng được hợp nhất với tỉnh nào?

Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra quyết định hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hải Dương.

Hải Hưng là tỉnh lớn, nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, chiếm 21,7% tổng diện tích đồng bằng Bắc Bộ với số dân hơn 1,6 triệu. Nằm giáp Hà Nội và Hải Phòng, Hải Hưng khi đó có vị trí trọng yếu về kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp. Năm 1996, Hải Hưng được tách làm hai tỉnh là Hưng Yên và Hải Dương.

Tỉnh Hưng Yên có những đặc sản gì nổi tiếng cả nước?

Đặc sản Hưng Yên có những đặc sản nổi tiếng như: Nhãn lồng Phố Hiến, gà Đông Tảo (Đông Cảo) (Đông Tảo-Khoái Châu), sen Nễ Châu, tương Bần, bún thang Thế Kỷ (thành phố Hưng Yên), Bánh Cuốn Nóng làng Sài Thị (Thuần Hưng, Khoái Châu), ếch om Phượng Tường (Tiên Lữ), bánh dày làng Gàu (Cửu Cao - Văn Giang), chả gà Tiểu Quan; Điểm trung tâm của đồng bằng sông Hồng là ở Hưng Yên.

Hồ Núi Cốc được ví như “vịnh Hạ Long” trên cạn, nơi dây đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong ...

Vào ngày giải phóng Hải Phòng, khắp nội ngoại thành nơi đây sống lại không khí sôi nổi hào hứng của những ngày Cách mạng ...

Đây là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung, phía Nam sông Lam, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi ...

Ngoài với mệnh danh “miền đất võ”, nơi đây còn có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như bài ...

Nằm trong cụm đảo An Vĩnh, đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 2km2 là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo chính là Lưỡi Liềm ở phía tây và An Vĩnh ở phía đông. Nhóm Lưỡi Liềm có hình cánh cung hay lưỡi liềm, bao gồm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn cùng các mỏm đá, bãi ngầm. (Ngày 3-5 vừa qua, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép tại vị trí cách đảo Tri Tôn chỉ 30k

Nhóm An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và các đảo san hô lớn nhất của Biển Đông như đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam và cồn cát Tây. An Vĩnh nguyên là tên của một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Sách Đại Nam Thực lục Tiền biên (Quyển 10) có chép về xã này: “Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát... chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Hoàng Sa châu. Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm cứ đến tháng 3 cưỡi thuyền ra đảo, 3 đêm thì tới nơi…”. Theo Wikipedia, gọi tên đảo là Phú Lâm vì đảo có nhiều cây cối tươi tốt (tiếng Anh: Woody Island; tiếng Pháp: Ile Boisée; tiếng Trung Quốc: 永興島, Vĩnh Hưng đảo). Với chiều dài 1,7km, chiều ngang 1,2km, diện tích khoảng 1,3 - 2,1km², Phú Lâm là đảo quan trọng nhất của nhóm đảo An Vĩnh trong quần đảo Hoàng Sa. Trước Thế chiến thứ hai, người Pháp đã đặt trên đảo này một trạm khí tượng số hiệu 48859. Trên đảo còn có Hoàng Sa tự, ngôi chùa được cho là xây từ thời vua Minh Mạng và một số công trình quân sự khác. Đảo Phú Lâm - đã bị Trung Quốc chiếm như thế nào? Trong thế chiến thứ hai, Nhật chiếm đóng đảo Phú Lâm. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, vào tháng 6 năm 1946 Hải quân Pháp gửi chiến hạm Savorgnan de Brazza đến chiếm các đảo Hoàng Sa. Vì chiến tranh Việt Pháp bùng nổ dữ dội, vào tháng 9-1946 người Pháp rút quân khỏi Hoàng Sa. Ngày 26-6-1946, dựa trên Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân quốc (chính quyền Tưởng Giới Thạch) đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp quân Nhật, việc lẽ ra phải làm từ năm 1945. Ngày 7-1-1947, chính phủ Trung Hoa Dân quốc tuyên bố họ đã chiếm giữ quần đảo Tây Sa nhưng thực ra mới chỉ chiếm đảo Phú Lâm mà họ gọi là đảo Vĩnh Hưng. Ngày 17-1-1947, pháo hạm Le Tonkinois của Hải quân Pháp đến quần đảo Hoàng Sa để đòi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đây. Khi yêu cầu này bị từ chối, quân Pháp bèn đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam chiếm giữ đảo Hoàng Sa. Đến tháng 4 năm 1950, sau khi Trung Hoa Dân quốc chạy ra Đài Loan, quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm và đảo Thái Bình (thuộc quần đảo Trường Sa). Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), mãi tới 7 năm sau khi làm chủ được lục địa, mới bí mật cho quân chiếm đóng đảo Phú Lâm vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng phi pháp ở đảo Phú Lâm cảng biển, sân bay và hàng loạt các công trình kiên cố khác. Tháng 7-2012, họ cho xây dựng trên đảo lớn nhất này trụ sở hành chính của cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Hiện nay cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm đã hoàn chỉnh và được tổ chức như một thị xã. Với tham vọng bá quyền, Trung Quốc muốn biến Phú Lâm của Việt Nam thành một trung tâm kinh tế và căn cứ quân sự để làm bàn đạp vươn ra thôn tính Biển Đông. Nhận định về việc Trung Quốc xây dựng “thành phố Tam Sa” phi pháp trên đảo Phú Lâm của Việt Nam, báo Người lao động ngày 6-11-2012 có bài “Không thể mãi lịch sự với kẻ cướp!” với lời lẽ đanh thép như sau: “Nếu tìm kiếm trên Google tên “thành phố Tam Sa”(đảo Phú Lâm và Hoàng Sa), hầu hết các kết quả trên đều chỉ dẫn đảo Phú Lâm hay quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trên thực tế, lịch sử hai nước cũng như các tài liệu có giá trị quốc tế cũng đã chứng minh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Như vậy, cái gọi là thành phố Tam Sa rõ ràng chỉ là một thành phố “chui”, không có giá trị pháp lý quốc tế. Trớ trêu thay, Trung Quốc với “đường lưỡi bò” do mình tự vẽ đang mưu đồ biến tất cả các vùng tranh chấp trên biển Đông thành cái của riêng mình”. Đảo Phú Lâm rơi vào tay Trung Quốc trong đêm 20 rạng ngày 21-2-1956. Gần 18 năm sau, ngày 19-1-1974, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép. Hiện Việt Nam đang đấu tranh trên các mặt trận để lấy lại Hoàng Sa, trong đó có đảo lớn nhất Phú Lâm. Đảo Phú Lâm - bây giờ ra sao? Hiện nay, trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc đã xây dựng 2 cảng trái phép, cảng mới có đê chắn sóng rất dài. Cảng đủ rộng để cho bất kỳ tàu chiến mặt nước lớn nào của Hải quân Trung Quốc ghé vào. Các bức ảnh chụp cảng này cho thấy tại đây đã có các tàu quân sự khác nhau của Trung Quốc neo đậu. Chiều dài đê chắn sóng 2 cảng khoảng 400m, dường như được sử dụng cho 2 mục đích quân sự và dân sự. Cầu tàu được xây dựng nhiều để đáp ứng nhu cầu của Hải quân Trung Quốc, cơ sở hạ tầng trên bờ biển của cầu tàu mới vẫn đang được thi công. Từ góc độ quan sát bên ngoài và đánh giá tiêu chuẩn của công trình, Kanwa nhận định có thể thấy đây là cơ sở hạ tầng của hải quân. Sân bay trên đảo Phú Lâm cũng đang được tu sửa, đường băng được mở rộng, có thể sử dụng một loại vật liệu bê tông cứng, thường được dùng để làm đường băng cho máy bay ném bom. Mục đích của việc này là để phục vụ cho máy bay quân sự lớn cất cánh và hạ cánh. Độ dài đường băng không thay đổi đều là 2.500m, đủ để cho bất kỳ máy bay quân sự nào bao gồm máy bay ném bom H-6 của Không quân Trung Quốc hạ cánh. Tạp chí Kanwa Defense Review (trụ sở tại Canada) cho hay từ năm 2013 đến nay, Trung Quốc liên tục xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm. Theo Kanwa, động thái Trung Quốc tu sửa sân bay trên đảo Phú Lâm rất đáng chú ý, đặt ra khả năng nếu sân bay này giống với sân bay quân sự và dân sự Shigatse (Tây Tạng), sắp tới có thể sẽ có một lượng nhỏ máy bay chiến đấu của Trung Quốc thường xuyên đóng tại đây. Những dấu hiệu huấn luyện tại khu vực này cho thấy trong tương gần sẽ có lực lượng tác chiến bao gồm lực lượng không quân hải quân và không quân của quân đội Trung Quốc đóng tại đây. Việc Trung Quốc đưa cầu cảng mới vào sử dụng và tiến hành sửa chữa đường băng cho thấy Trung Quốc có thể đang âm mưu xây dựng đảo Phú Lâm, Hoàng Sa trở thành căn cứ quân sự lớn.

Miền Tây có bao nhiêu huyện Châu Thành? Bạn sẽ bất ngờ khi có đến gần 70% tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đều có huyện Châu Thành. Đã có lúc có đến 17 tỉnh ở Nam Kỳ có huyện Châu Thành. Hãy cùng Miền Tây có gì tìm hiểu xem đó là các tỉnh nào? Nguyên nhân của việc phổ biến như thế của Châu Thành là gì.