Tân Cương không chỉ nổi tiếng là một trong năm khu tự trị của Trung Quốc mà còn là nơi hội tụ những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với nét văn hóa độc đáo. Hãy cùng theo chân Okela Tour tìm hiểu về những địa điểm du lịch tại vùng đất xinh đẹp nơi được mệnh danh là “thánh địa mỹ nhân” này nhé!

Chi phí khám sức khỏe và tiêm phòng cho bé

Trong năm đầu đời, việc khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ là vô cùng quan trọng để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là những chi phí khám sức khoẻ cho con nhỏ bạn cần dự trù cho các hoạt động này:

Trẻ sơ sinh cần được khám sức khỏe ít nhất 1 lần mỗi tháng trong 6 tháng đầu tiên, và sau đó là mỗi 2-3 tháng một lần cho đến khi bé tròn 1 tuổi. Các buổi khám sức khỏe định kỳ thường bao gồm đo chiều cao, cân nặng, đánh giá sự phát triển và kiểm tra tổng quát sức khỏe của bé. Chi phí cho mỗi lần khám dao động từ 300 nghìn đến 1 triệu VND tùy vào cơ sở y tế và khu vực sinh sống​.

Trong năm đầu đời, bé cần được tiêm phòng các loại vắc-xin quan trọng như vắc-xin viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, và sởi. Tùy vào việc bạn chọn tiêm vắc-xin dịch vụ hay vắc-xin nhà nước, chi phí có thể dao động:

Tham khảo ngay một số sản phẩm với giá ưu đãi tại Tiki:

Chi phí cho việc khám sức khỏe và tiêm phòng cho bé trong năm đầu tiên có thể nằm trong khoảng 6-12 triệu VND, tùy thuộc vào việc sử dụng dịch vụ công hay dịch vụ tư.

Chi phí cơ bản trong 1 tháng nuôi con nhỏ

Khi nuôi con nhỏ, có những chi phí cơ bản mà bạn cần dự trù hàng tháng. Dưới đây là các khoản chi phí nuôi con nhỏ 1 tháng mà phụ huynh thường gặp phải:

Đối với bé bú sữa công thức, khoản này dao động từ 1-3 triệu VND/tháng tùy vào loại sữa và nhu cầu của bé. Sữa mẹ thì tiết kiệm hơn, tuy nhiên, bạn có thể cần đầu tư vào máy hút sữa hoặc các sản phẩm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ​.

Trẻ sơ sinh sử dụng từ 5-7 chiếc tã mỗi ngày. Chi phí bỉm có thể dao động từ 600 nghìn đến 1 triệu VND/tháng tùy loại và thương hiệu​.

Tham khảo tã bỉm cho bé tốt nhất hiện nay tại Tiki:

Tận dụng đồ dùng cũ hoặc đồ second-hand

Nhiều đồ dùng cho bé như quần áo, xe đẩy, nôi cũi chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn, vì vậy mua đồ cũ là một lựa chọn hợp lý. Bạn có thể tìm kiếm đồ second-hand chất lượng tốt từ người thân, bạn bè hoặc trên các hội nhóm nuôi con nhỏ để tiết kiệm một khoản đáng kể​.

Chi phí quần áo và đồ dùng cho bé

Trong giai đoạn phát triển nhanh, việc mua sắm quần áo, khăn tắm, và các vật dụng cá nhân là cần thiết. Trung bình, khoản chi cho quần áo và đồ dùng cho bé là khoảng 500 nghìn đến 1 triệu VND/tháng​.

Các sản phẩm như khăn giấy ướt, dầu gội, sữa tắm cho bé, kem chống hăm thường tiêu tốn từ 200-500 nghìn VND/tháng.

Tổng cộng, chi phí nuôi con nhỏ 1 tháng có thể từ 3-6 triệu VND, tùy thuộc vào cách bạn chọn sản phẩm và dịch vụ cho bé.

Đăng ký các chương trình ưu đãi và khuyến mãi

Nhiều nhãn hàng và thương hiệu lớn thường có chương trình ưu đãi cho các sản phẩm dành cho mẹ và bé. Việc tham gia các chương trình này giúp bạn nhận được những phiếu giảm giá, quà tặng hoặc tích điểm để mua sắm tiết kiệm hơn​

Bằng cách thực hiện những biện pháp tiết kiệm chi phí này, bạn có thể giảm bớt gánh nặng tài chính mà vẫn đảm bảo được chất lượng cuộc sống và sức khỏe tốt nhất cho con nhỏ.

Chi phí nuôi con nhỏ 1 tháng bao gồm nhiều khoản như sữa, bỉm, tiêm phòng, và quần áo. Tuy nhiên, bạn có thể tiết kiệm bằng cách mua số lượng lớn, tận dụng đồ cũ, và sử dụng sữa mẹ. Để tiết kiệm thêm, hãy mua sắm thông minh tại các chương trình khuyến mãi. Truy cập ngay Tiki để tìm mua quần áo trẻ sơ sinh và nhiều sản phẩm khác với giá ưu đãi!

Nói đến niềm hy vọng hoặc lòng cậy trông hay đức cậy, tiên vàn chúng ta cảm tạ Chúa vì đã thông ban cho mỗi người Ki-tô hữu chúng ta ba nhân đức đối thần: đức tin, đức cậy và đức ái. Ba nhân đức này được chính Thiên Chúa trao ban, chứ không dựa trên công trạng, thành quả hay tài năng của chúng ta.

Bài viết này bắt đầu với quan điểm của William Wrede (1901) vốn cho rằng tác giả Tin mừng Máccô đã thêm vào những cảnh Đức Giêsu tiên báo việc Ngài bị đóng đinh, và bản văn chỉ ra rằng ngay cả khi Đức Giêsu tiên báo về cái chết của Ngài, các môn đệ vẫn không hiểu được lời tiên báo đó. Tôi đồng ý với Wrede. Hơn nữa, tôi cho rằng một số đoạn mô tả sự chậm hiểu của các môn đệ trong suốt Tin mừng Máccô là một sự dàn dựng của tác giả Tin mừng nhằm giải thích sự thiếu hiểu biết của các môn đệ khi Đức Giêsu tiên báo về cái chết của Ngài.

Chữ nhàn: Từ triết lý Nho-Phật-Lão đến ngữ nghĩa Công giáo

Suy tư về thư của Đức Thánh Cha gửi ngày 20/11/2024, về đổi mới việc nghiên cứu lịch sử của Giáo hội, ông Andrea Tornielli, Tổng Biên tập Vatican News, nói Đức Thánh Cha mời gọi các thần học gia nghiên cứu sâu về lịch sử Giáo hội, để hoạt động của Chúa Thánh Thần có thể được mặc khải trọn vẹn.

Lòng biết ơn thường được coi là một cảm xúc dành riêng cho những phúc lành của cuộc sống, những món quà hữu hình hoặc những hành động tử tế mà chúng ta đón nhận từ người khác. Tuy nhiên, có một hình thức biết ơn sâu sắc khác vượt qua ranh giới của chính cuộc sống. Đó là lòng biết ơn đối với người đã khuất. Lòng biết ơn này bắt nguồn từ sự công nhận về cách sống của những người đã qua đời đã định hình, ảnh hưởng và làm phong phú thêm cuộc sống của chúng ta. Những người đã khuất, cho dù họ là thành viên gia đình, bạn bè, người cố vấn hay người của công chúng, đều để lại di sản lan tỏa theo thời gian. Thật cần thiết để dành một khoảng thời gian cho việc khám phá về cách mà lòng biết ơn đối với người đã khuất xuất hiện, từ sự suy ngẫm về cuộc sống của họ, chiều kích tâm linh của cái chết và lời mời gọi yêu mến và tưởng nhớ những người đã khuất.

Trong những ngày đầu mùa hè nắng nóng tại Việt Nam với khá nhiều hoạt động tôn giáo nào là khấn dòng, phong chức, tạ ơn… của các giáo phận và Dòng tu, Văn phòng Loan báo Tin mừng (Office of Evangelization) trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đăng cai tổ chức Đại hội Loan báo Tin mừng vùng Đông Nam Á của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với sự tham dự của 8 quốc gia là Philippines, Malaysia, Myanmar, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam.

Công bằng xã hội theo Kinh Thánh

Công bằng xã hội là một trong những đề tài nền tảng của Kinh Thánh. Thiên Chúa đã tạo dựng trái đất và nhân loại, và ước vọng sâu xa nhất của Ngài là tất cả mọi người được sống và hạnh phúc. Thánh Kinh thường xuyên nhắc đến những người bị áp bức và hướng lên Chúa để cầu nguyện. Các tiên tri như Isaia và Amos đều lên tiếng bênh vực người nghèo và những người bị gạt ra bên lề xã hội. Khi ban hành lề luật, chính Thiên Chúa đã ra chỉ thị xây dựng một trật tự xã hội huynh đệ. Cũng thế, Đức Giêsu khai triển nền đạo đức của tình yêu. Chúng ta có thể nhìn vào những khía cạnh khác nhau được Kinh Thánh trình bày về việc xây dựng công bằng xã hội, đồng thời xem giáo huấn của Cựu Ước được phát triển trong giáo huấn của Đức Giêsu như thế nào.

Hướng đến một xã hội công bằng: tự do, không lạm dụng quyền lực, hiệp nhất

Trong Thánh Kinh, tình trạng áp bức dân Israel bên Ai Cập là hình ảnh rõ nét nhất về sự bất công xã hội. Thiên Chúa hết sức quan tâm đến tình trạng đó (Xh 2,23-25; 3,7), và Ngài đưa dân Israel đến với Ngài (Xh 19,4), đến núi Sinai. Ở đó, Ngài thiết lập nền tảng cho Israel xét như một dân tộc tự do, sống theo một trật tự công bằng xã hội. Mười Điều Răn làm nên một loại hiến pháp cho Israel, với lời dẫn nhập: “Ta là Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Đấng đã đưa các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, miền đất nô lệ” (Xh 20,2). Cho nên, dân đạt đến tự do ngang qua sự gặp gỡ Thiên Chúa. Nói cách khác, Thiên Chúa là nền tảng của một xã hội công bằng thực sự. Đó là đòi hỏi tiên quyết cho một xã hội tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, nền tảng của những gì được trình bày trong Mười Điều Răn (Xh 20,2-17). Chẳng hạn việc thiết định ngày Sabát là cách thế để giảm bớt những khác biệt xã hội, tạo điều kiện cho người làm công và khách ngoại kiều cũng được nghỉ ngơi như giới chủ và công chức (Xh 20,8-11).

Theo tầm nhìn của Thánh Kinh, việc thực thi quyền bính cách độc tài luôn luôn tạo ra bất công xã hội. Chỉ khi mở rộng chân trời, không chỉ nhắm đến quyền lợi riêng của những cá nhân hoặc nhóm hoặc đảng phái, thì xã hội mới có thể được xây dựng công bằng. Điều này đã được chứng thực trong lịch sử, từ chủ nghĩa quốc xã đến cộng sản đến thứ chủ nghĩa tư bản rừng rú. Theo Kinh Thánh, vị vua đích thực của Israel và của toàn thế giới là chính Thiên Chúa (Tv 95-99). Khi con người gạt Thiên Chúa ra bên lề để tự biến mình thành Thiên Chúa, nắm mọi quyền sinh sát trong tay mà không cần điểm quy chiếu nào khác, thì sự bất công sẽ lan tràn.

Chúa Giêsu khai triển ý tưởng này rất cụ thể: “Anh em biết, những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10, 42-44). Hình ảnh cộng đoàn này đã dẫn đến giáo huấn của thánh Phaolô: “Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hi Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, vì tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô” (Gal 3,28).

Công bằng pháp lý và công bằng của tình yêu

Việc duy trì và bảo đảm cho công bằng xã hội tùy thuộc phần lớn vào sự ngay thẳng và sức mạnh của hệ thống pháp luật. Cho đến nay, tại nhiều đất nước, tham nhũng là một trong những nguyên nhân chính tạo nên đói nghèo và bất công xã hội, vì tham nhũng vi phạm khuôn khổ pháp lý và luân lý của xã hội. Kinh Thánh dạy rất rõ: “Các ngươi không được làm điều bất công khi xét xử” (Lv 19,15); “Các ngươi chỉ được có một pháp luật, cho ngoại kiều cũng như cho người bản xứ, vì Ta là Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv 24,22). Các tiên tri không ngừng lên án tình trạng xét xử bất công: “Khốn thay những kẻ đặt ra các luật lệ bất công, những kẻ viết nên các chỉ thị áp bức, để ngăn cản người yếu không được hưởng công lý, tước đoạt quyền lợi người nghèo khó trong dân” (Is 10,1). Vì thế, để bảo đảm cho công bằng xã hội, phải bắt đầu từ chính việc thiết lập lề luật công bằng đồng đều cho mọi người, chứ không thể biến pháp luật thành khí cụ của kẻ thống trị, với mục đích bảo vệ những quyền lợi riêng của bản thân, phe nhóm, hoặc đảng phái của mình. Đồng thời phải giám sát việc thi hành pháp luật cách ngay thẳng, không bị bất cứ áp lực nào chi phối.

“Chúa là vị thẩm phán chí công, Ngài ngự tòa xét xử, bênh vực và bảo vệ quyền lợi của con” (Tv 9,5); “Chúa yêu thích điều công minh chính trực, tình thương Chúa chan hòa mặt đất” (Tv 33,5); “Chính nghĩa của bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh; công lý của bạn, Ngài sẽ cho huy hoàng như chính ngọ” (Tv 37,6). Những câu Thánh Vịnh trên và còn nhiều câu khác làm nổi bật hình ảnh Thiên Chúa là mô hình cho những ai lãnh trách nhiệm xét xử trong đời sống xã hội, để công bằng thực sự được thiết lập trên trái đất.

Chúa Giêsu thúc đẩy nỗ lực xây dựng công bằng, nhưng đồng thời Người khuyến khích các môn đệ không chỉ nhắm đến việc chu toàn theo luật dạy, mà phải quan tâm đến việc giúp đỡ cho kẻ khó nghèo. Ý hướng này được thể hiện rõ nét trong dụ ngôn Người Samari nhân hậu (Lc 10,29-37) cũng như những tiêu chuẩn Chúa đề ra trong Ngày Phán Xét chung: “Quả thật, Thầy bảo anh em, điều gì anh em làm cho một trong những người nhỏ bé nhất, là anh em làm cho Thầy” (Mt 25,40). Tiêu chuẩn tối hậu của đời sống Kitô hữu luôn luôn là yêu mến Thiên Chúa và tha nhân (Mc 12,28-34). Khi nhấn mạnh điều này, Chúa Giêsu nhấn mạnh lại những nguyên lý và giá trị nền tảng của Lề Luật (Lv 19,18; Đnl 6,4), và xem đó là những nguyên tắc căn bản của đời sống tôn giáo.

Công bằng kinh tế – Thiên Chúa chọn lựa người nghèo

Kinh nghiệm của nhân loại qua bao thế kỷ khẳng định sự ngăn cách giữa người giàu và người nghèo không những không giảm bớt mà còn gia tăng. Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa bênh đỡ người nghèo cách tỏ tường: “Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức, vì chính các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai Cập. Mẹ góa con côi, các ngươi không được ức hiếp” (Xh 22,20). Không được tước đoạt kế sinh nhai của người ta: “Không được giữ cối xay bột làm đồ cấm, vì như thế là giữ chính mạng người làm đồ cấm” (Đnl 24,6). Không được bóc lột người làm thuê nghèo khó bần cùng (24,14). Và thật lạ lùng: “Khi anh em gặt lúa trong ruộng mình mà bỏ sót một bó lúa trong ruộng, thì không được quay lại mà lấy; bó lúa ấy dành cho ngoại kiều và cô nhi quả phụ” (Đnl 24, 19). Còn lề luật nào nhân bản hơn, khi quan tâm đến người nghèo ngay trong những quy định của luật pháp.

Một cộng đoàn tuyệt hảo của tình yêu

Viễn tượng Thánh Kinh về xã hội bắt nguồn từ ước vọng xây dựng xã hội thành cộng đoàn tuyệt hảo của tình yêu. Tiên tri Isaia đã trình bày ước vọng này bằng hình ảnh các loài dã thú sống chung hòa bình (11,1-11) và “trời mới đất mới” (65,17-25). Chúa Giêsu đã tóm tắt cuộc đời Người trong tâm tình cầu nguyện trước khi bị bắt: “Con đã cho họ biết Danh Cha và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha yêu thương con ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa” (Ga 17,26). Nghĩa là để khơi nguồn cho dòng chảy tình yêu thấm đẫm mọi tâm hồn và mọi sinh hoạt xã hội. Đó cũng phải là ước vọng của mọi Kitô hữu, ước vọng dẫn lối cho đời sống cầu nguyện cũng như cho việc xây đắp công lý, hòa bình.

Viết theo Dominik Markl, Social Justice in the Bible