Nhà Thầu Nước Ngoài Tham Gia Đấu Thầu Quốc Tế Tại Việt Nam
Đấu thầu là một phần trong hoạt động mua sắm giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Đây là hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường, là một phương thức giao dịch đặc biệt dành cho các giao dịch quy mô lớn đòi hỏi hiệu quả và minh bạch. Do đó, tất cả các doanh nghiệp chuyên nghiệp dù là Việt Nam hay nước ngoài, dù ở lĩnh vực nào, quy mô nào, nếu có đủ năng lực thì đều không thể bỏ qua đấu thầu. Vậy đấu thầu là gì? Khi tham gia đấu thầu cần nắm những thông tin gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của DauThau.info để tìm hiểu về các khái niệm cơ bản trong đấu thầu, giải thích lý do tại sao đấu thầu là hình thức kinh doanh mang tính xu thế ở Việt Nam, phân tích việc doanh nghiệp có nên tham gia không và làm thế nào để doanh nghiệp có thể tham gia đấu thầu?
Bạn chỉ muốn tham gia đấu thầu các dự án tư nhân?
Ở Việt Nam, xu thế các doanh nghiệp tư nhân mua sắm chuyên nghiệp thông qua đấu thầu cũng ngày càng trở nên phổ biến. Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ muốn tham gia thị trường mua sắm tư nhân, không muốn tham gia mua sắm công, hoặc bạn alf doanh nghiệp tư nhân muốn mời thầu dự án của mình, hãy truy cập:
- Mạng đấu thầu dành cho tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - để tìm hiểu thêm thông tin!
(Public Procurement - hay còn gọi là mua sắm của chính phủ - Government procurement) là việc mua sắm hàng hóa hay dịch vụ do các tổ chức nhà nước thực hiện. Với 12% GDP toàn cầu năm 2018, mua sắm chính phủ chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế toàn cầu
Ở Việt Nam, mua sắm công được điều chỉnh bởi
và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017. Trong đó đại đa số các hoạt động mua sắm công sẽ được thực hiện theo hình thức đấu thầu, dựa theo Luật đấu thầu. Trong khuôn khổ và phạm vi hoạt động mà DauThau.INFO thực hiện, toàn bộ dữ liệu mà phần mềm DauThau.INFO đang phân tích là từ website mua sắm công của chính phủ Việt Nam.
Như đã phân tích ở trên, đấu thầu là một hình thức kinh doanh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển. Việc đấu thầu ở Việt Nam còn nhiều tiêu cực là do thông tin chưa đủ minh bạch và chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước mời thầu. Điều này do lịch sử để lại (chúng ta mới mở cửa 30 năm, cũng chừng ấy năm chúng ta có doanh nghiệp tư nhân) và chúng ta cần thời gian để thay đổi. Và mọi thứ đang thay đổi rất nhanh bởi vì số doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ở Việt Nam từ chỗ có hơn 12.000, đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655 doanh nghiệp, và đến thời điểm tháng 10 năm 2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp
. Theo kế hoạch của chính phủ Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam chỉ còn 103 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chủ yếu ở các ngành công nghiệp quốc phòng, xuất bản, thủy lợi, dịch vụ công cộng và một số tập đoàn lớn quan trọng đối với nền kinh tế chủ yếu thuộc các ngành độc quyền tự nhiên như Dầu khí, Điện lực và Viettel
Trong tương lai, môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện, nền kinh tế thị trường tại Việt Nam ngày càng trở nên phát triển. Nhờ triển khai đấu thầu trực tuyến và các quy định về đấu thầu ngày càng chặt chẽ, nhất là việc minh bạch thông tin được quản lý và phân tích triệt để thông qua các
, đấu thầu nhà nước sẽ ngày càng minh bạch hơn và sẽ đi về đúng bản chất.
Khối doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam tuy mới nhưng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ
, sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn, do đó khả năng cạnh tranh minh bạch, bình đẳng qua hình thức đấu thầu để tham gia vào thị trường mua sắm công của khối này sẽ ngày càng trở nên phổ biến và ít lệ thuộc vào quan hệ xin - cho. Đây là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Mà trong một nền kinh tế thị trường phát triển, nếu doanh nghiệp bạn chưa thể tham gia đấu thầu thì hẳn là doanh nghiệp của bạn chưa đủ chuyên nghiệp, bởi vì tất cả các doanh nghiệp chuyên nghiệp dù là Việt Nam hay nước ngoài, dù ở lĩnh vực nào, quy mô nào, nếu có đủ năng lực thì đều không thể bỏ qua thị trường mua sắm công của chính phủ.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ nói về đấu thầu áp dụng theo
. Vì vậy, các nhà thầu muốn tham gia vào sân chơi lớn đầy kịch tính này đầu tiên cần phải đọc
để hiểu về trình tự và các quy định pháp luật về đấu thầu.
Tùy từng gói thầu, bên mời thầu sẽ quy định các tiêu chí về năng lực nhà thầu và các yêu cầu khác liên quan đến khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp... do đó doanh nghiệp (nhà thầu) cần tích lũy năng lực, kinh nghiệm, khả năng cạnh tranh để sẵn sàng tham gia đấu thầu. Doanh nghiệp bạn nên bắt đầu từ các gói thầu bé và dần dần tiếp cận với các gói thầu lớn hơn để năng cao năng lực. Ngoài ra có thể thực hiện việc liên danh liên kết để kết hợp với các bên có năng lực tốt hơn mình để kéo năng lực của doanh nghiệp mình đi lên.
Để tham dự đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thầu, các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện, trong đó có việc tiếp cận và phân tích thông tin mời thầu. Để phát huy tối đa tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu, ví dụ sử dụng các
để tự động hóa khâu tìm kiếm và săn thông tin thầu, tiếp cận thông tin thầu nhanh hơn, chính xác hơn, với chi phí rẻ hơn!
Các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu đã thắng thầu, ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu từ lập dự toán cho tới thiết kế, sản xuất/ thi công, quản trị, giám sát và chăm sóc khách hàng (ví dụ sử dụng các phần mềm CRM, ERP)... nhằm tự nâng cao hiệu quả ở tất cả các khâu, giúp thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế giúp giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận cao.
Cuối cùng là hãy bắt tay thử đấu một vài gói thầu để tập dượt dần, ban đầu là những gói thầu nhỏ trong phạm vi năng lực của doanh nghiệp mình, sau dần thực hiện các gói lớn hơn thông qua việc liên danh liên kết với các nhà thầu khác, và cuối cùng là chủ động bước ra sân chơi lớn, thực hiện các gói thầu lớn.