Núi Thành Đà Nẵng Map
Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống
Top 10 Ngân hàng nổi tiếng, phổ biến nhất tại Đường Núi Thành, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Có khoảng 4952 Ngân hàng được tìm thấy trên website của chúng tôi. Dưới đây là top 10 Ngân hàng phổ biến nhất tại Đường Núi Thành, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Bài này viết về thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng trước đây. Đối với thành phố trực thuộc trung ương hiện tại, xem
Đà Nẵng là một thành phố thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ trước khi thành lập thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương hiện nay. Thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ có địa giới hành chính tương ứng với các quận Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê, phường Khuê Trung thuộc quận Cẩm Lệ và phường Khuê Mỹ, Mỹ An thuộc quận Ngũ Hành Sơn
Thành phố Đà Nẵng nằm trải dài hai bên bờ sông Hàn, từ ngã ba sông ra đến cửa biển Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà nằm về phía đông bắc thành phố.
Trước khi giải thể vào năm 1997, thành phố có vị trí địa lý:
Ngày 17 tháng 8 năm 1888, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập ba thành phố ở Việt Nam là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.[1] Ngày 3 tháng 10 năm 1888, Vua Đồng Khánh buộc phải ký một đạo dụ gồm 3 khoản quy định rõ "...Đà Nẵng được chính phủ Đại Nam kiến lập thành nhượng địa Pháp và nhượng trọn quyền cho chính phủ Pháp, và chính phủ Đại Nam từ bỏ mọi quyền hành trên lãnh thổ đó". Theo phụ đính của đạo dụ này, năm xã của huyện Hòa Vang gồm Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương và Nại Hiên Tây nằm bên tả ngạn sông Hàn được cắt giao cho Pháp để lập "nhượng địa" Tourane với diện tích 10.000 ha.[2] Ngày 24 tháng 5 năm 1889, Toàn quyền Đông Dương Étienne Richaud ra nghị định thành lập thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam.[3] Đà Nẵng là thành phố loại 2, tương tự như thành phố Chợ Lớn thành lập trước đó.[4] Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế.[5] Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý do Khâm sứ đề nghị và Toàn quyền bổ nhiệm.[4] Ngày 15 tháng 1 năm 1901, dưới sức ép của Pháp, Vua Thành Thái buộc phải ký một đạo dụ nới rộng nhượng địa Đà Nẵng thêm 14 xã, cụ thể là thêm 8 xã thuộc huyện Hòa Vang bên tả ngạn sông Hàn và 6 xã thuộc huyện Diên Phước bên hữu ngạn sông Hàn.[6] Ngày 19 tháng 9 năm 1905, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách Đà Nẵng khỏi tỉnh Quảng Nam để trở thành một đơn vị hành chính độc lập gồm 19 xã.[7] Như vậy vào đầu thế kỷ XX, thành phố Tourane/Đà Nẵng đã vươn về phía tây và tây bắc, còn phía đông thì đã vượt sang hữu ngạn sông Hàn chiếm trọn bán đảo Sơn Trà.[8][6][9]
Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ được hình thành và phát triển; cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng.[5] Cảng Đà Nẵng đã tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động từ giai đoạn 1933-1935. Sân bay dân dụng cũng được nhà cầm quyền sớm xây dựng vào năm 1926.[10] Hầu hết các công ty lớn nhất hoạt động ở Đông Dương đều hiện diện ở Đà Nẵng.[11] Dân số thành phố tăng lên nhanh chóng; năm 1936, Đà Nẵng có 25.000 người; năm 1945 có khoảng 30.000 người.[12]
Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính phủ Quốc gia Việt Nam dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại. Từ tháng 10 năm 1955 thời Việt Nam Cộng hòa, chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành phân chia lại địa giới hành chính. Lúc này, Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến ngày 31 tháng 7 năm 1962, tỉnh Quảng Nam được tách thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín, Đà Nẵng trực thuộc trung ương.[15]
Thị xã Đà Nẵng được chia thành 3 quận:
Vào những năm 1954-1955, dân số Đà Nẵng có khoảng hơn 50.000 người.[15]
Trong khi đó cuộc Chiến tranh Việt Nam ngày càng gia tăng. Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Sân bay Đà Nẵng được coi là một trong những sân bay "tấp nập" nhất trong chiến tranh.[16] Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng phục vụ cho mục đích quân sự như sân bay, cảng, kho bãi, cơ sở thông tin liên lạc...[17]
Năm 1973, khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho phân chia lại địa giới hành chính Đà Nẵng, giữ nguyên 3 quận như cũ, chỉ sáp nhập 28 khu phố bên dưới cấp quận thành 19 phường.
Thị xã Đà Nẵng được đặt dưới quyền điều hành của Hội đồng thị xã gồm 12 ủy viên và do một Thị trưởng đứng đầu.[18] Do chính sách đô thị hoá, dân số Đà Nẵng ngày càng tăng nhanh. Dân số thành phố từ mức 148.599 người vào năm 1964 tăng lên tới gần 500.000 người vào năm 1975.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Đà Nẵng là đô thị lớn thứ hai miền Nam.[19] Tính đến trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cảng Đà Nẵng là nơi cung cấp hàng hóa cho cả vùng I chiến thuật, đồng thời là trung tâm tiếp tế cho gần 3 triệu dân miền Nam.[20] Toàn thị xã khi đó có hàng chục công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Người dân Đà Nẵng chủ yếu sống bằng nghề buôn bán.[21]
Ngày 4 tháng 10 năm 1975, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời khu Trung Trung bộ ra Quyết định số 119/QĐ về việc hợp nhất tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà (2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thị xã Đà Nẵng thời Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ba quận I, II, III của thị xã Đà Nẵng cũ trở thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng[22] (không còn đơn vị hành chính mang tên Đà Nẵng).
Ngày 30 tháng 8 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 228/CP,[23] và ngày 10 tháng 2 năm 1978, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng ra quyết định sáp nhập 3 quận I, II, III thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành một đơn vị hành chính là thành phố Đà Nẵng với 28 phường trực thuộc[22] (không còn đơn vị hành chính "quận", được gọi lại là "khu vực"). Lúc này, Đà Nẵng là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Thành phố Đà Nẵng bao gồm 28 phường: An Hải Bắc, An Hải Đông, An Hải Tây, An Khê, Bắc Mỹ An, Bình Hiên, Bình Thuận, Chính Gián, Hải Châu I, Hải Châu II, Hòa Cường, Hòa Thuận, Khuê Trung, Mân Thái, Nại Hiên Đông, Nam Dương, Phước Mỹ, Phước Ninh, Tam Thuận, Tân Chính, Thạc Gián, Thạch Thang, Thanh Bình, Thanh Lộc Đán, Thọ Quang, Thuận Phước, Vĩnh Trung và Xuân Hà.
Ngày 5 tháng 5 năm 1990, thành phố Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại II.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được chia thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương.[24]
Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Chính phủ thông qua Nghị định 7/1997/NĐ-CP về việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng.[25] Theo đó, giải thể thành phố Đà Nẵng cũ để thành lập các quận mới như sau:
Đến ngày 5 tháng 8 năm 2005, Chính phủ lại ban hành Nghị định 102/2005/NĐ-CP về việc thành lập phường, xã thuộc quận Thanh Khê và huyện Hoà Vang; thành lập quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.[26] Theo đó, phường Khuê Trung thuộc quận Hải Châu chuyển sang trực thuộc quận mới Cẩm Lệ.
Như vậy, thành phố Đà Nẵng cũ trước năm 1997 ngày nay có địa giới tương ứng với các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà; phường Khuê Trung của quận Cẩm Lệ và các phường Khuê Mỹ, Mỹ An (2 phường này là phường Bắc Mỹ An cũ) của quận Ngũ Hành Sơn.
Nói đến Đà Nẵng, nhiều người nghĩ ngay về một thành phố xanh với môi trường trong sạch và các nhân tố tự nhiên đan xen trong cảnh quan thành phố. Nhưng ít ai biết rằng có một Đà Nẵng đêm lộng lẫy, mang nét đẹp của hòa bình, thịnh vượng và sự trù phú. Điểm nhấn trong cảnh quan kiến trúc Đà Nẵng là con sông Hàn với nét đẹp thơ mộng vốn có, kết hợp hài hòa với những công trình tầm cỡ. Khi màn đêm buông xuống, sông Hàn khoác lên mình tấm áo rực rỡ của hàng vạn ánh đèn điện từ các cao ốc. Con sông giờ đây như một dải lụa đầy màu sắc uốn lượn trong lòng thành phố. Nét hào nhoáng như được tô điểm thêm bởi những cây cầu kỷ lục bắt ngang sông.
Bắt đầu chuyến thưởng ngoạn tại cầu Trần Thị Lý – cây cầu dây văng có dáng dấp một cánh buồm trên sông Hàn. Có đến đây vào buổi đêm mới chiêm ngưỡng được hết sự kỳ diệu của ánh sáng. Một trong những nét độc đáo của cây cầu là hệ thống chiếu sáng thông minh đổi màu theo mùa. Vào mùa nắng, đèn cầu thay đổi với các màu vàng, tím, xanh dương, xanh lá. Còn mùa mưa sẽ là vàng, cam đỏ và hồng. Cầu Trần Thị Lý còn có 2 làn đường rộng 3m dành cho người đi bộ.Chính vì vậy, ngay từ khi khánh thành, nơi đây đã trở thành 1 địa điểm dạo chơi hóng mát lý tưởng. Đâu đó những đôi tình nhân tay trong tay rảo bước, một vài tay săn ảnh đang loay hoay chọn cho mình 1 góc máy đẹp nhất để thu gọn nét lung linhvào khung hình, rất nhiều bạn trẻ trong những bộ trang phục với đủ các phong cách thời trang cũng thi nhau tạo dáng để có được 1 bộ hình ưng ý khoe với bạn bè.
Tiếp tục hành trình về phía hạ nguồn sông Hàn, con rồng sắt lớn nhất thế giới dần hiện ra. Đó là kỉ lục Guinness mà cầu Rồng được vinh danh.Theo quan niệm phương Đông, rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh.Câycầu được xây dựng với mong muốn rồng thiêng sẽ đem lại những điều may mắn và đưa thành phố ngày càng lớn mạnh. Nếu đến đây vào thứ 7 hoặc chủ nhật, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục mà bạn chưa hề bắt gặp ở nơi đâu trên thế giới. Con rồng sắt nặng hơn 1000 tấn sẽ phun lửa và phun nước. Địa điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng kì thú này là đầu cầu phía Đông, nơi đầu rồng hướng về phía biển. Tìm nơi đậu xe, dừng chân tại một quán nước, tìm cho mình 1 chỗ ngồi thật đẹp, đúng 21h bạn sẽ được ngắm con rồng sắt bừng tỉnh. Lửa được phun ra theo 2 đợt, mỗi đợt 9 lần, nướcphun theo 3 đợt, mỗi đợt 1 lần. Đừng quên chụp cho mình vài bức ảnh để lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ này!
Trở lại bờ tây, bạn đang xuôi theo đường Bạch Đằng. Được đưa vào sử dụng năm 2004 với vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng, đây là một trong những con đường đẹp nhất của Đà Nẵng. Đâykhông chỉ là một con đường, phần lề rộng 12m được thiết kế như một công viên ven sông với cây xanh và khu vực dành cho thể dục, thể thao, sinh hoạt cộng đồng. Không gì lý tưởng bằng dạo bộ buổi đêm trên công viên thu nhỏ này. Có rất nhiều hoạt động mà bạn có thể lựa chọn. Nếu là người yêu thích nghệ thuật, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc đá được triển lãm ngoài trời. Các nhóm nhạc đường phố đang say sưa trình diễn những giai điệu vui nhộn. Một nhóm sinh viên với nét vẽ điêu luyện, đang thực hiện những bức kí họa cho khách du lịchvới cái giá rất sinh viên.
Qua cầu Sông Hàn rồi đi thẳng về phía biển, bạn đang dừng chân tại công viên Biển Đông Đà Nẵng. Ấn tượng đầu tiên là những hàng dừa thẳng tắp, đàn chim bồ câu đang tận hưởng bữa ăn miễn phí của những vị khách tốt bụng. Đây là một trong những biểu tượng cho hòa bình và thịnh vượng tại thành phố xinh đẹp này. Biển đêm luôn đem lại nhiều cảm xúc trong lòng người. Phóng tầm nhìn ra xa, thấp thoáng ánh đèn từ những con tàu ra khơi đem về những sản vật trù phú của biển cả. Đặc biệt, từ vị trí này, du khách có thể chiêm ngưỡng tượng Phật Bà Quan Âm được thắp sáng trên bán đảo Sơn Trà. Đây là pho tượng quan âm lớn nhất Việt Nam và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.
Mải mê với chuyến hành trình, bạn đã cảm thấy đói chưa? Đêm đến, các nhà hàng, quán xá ven biển nhộn nhịp người ra kẻ vào. Nào ốc, nào lẩu, cháo hàu, mực satế, sò điệp nướng hành mỡ…thơm lừng, mời gọi, Sông, biển Đà Nẵng trù phú với đủ loại hải sản tươi ngon, được chế biến theo nhiều phong cách khác nhau có thể chiều lòng các thực khách khó tính nhất.
Chỉ với hành trình chưa đầy 5km, bạn đã phần nào chiêm ngưỡng được nét đẹp về đêm của Đà Nẵng – thành phố ánh sáng. Chạy xe theo “cung đường ánh sáng” dọc sông Hàn, giảm tay ga, hít thở bầu không khí trong lành và đắm mình vào nhịp sống của thành phố trong lung linh ánh đèn sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.