Tâm Thần Rối Loạn Nhân Cách
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần đang phổ biến và gia tăng ở thanh thiếu niên
Rối Loạn Nhân Cách Ái Kỷ Được Điều Trị Bằng Cách Nào?
Hiện nay, chưa có loại thuốc nào dành riêng cho rối loạn nhân cách ái kỷ, tuy nhiên, các bác sĩ có thể kê các đơn thuốc nhằm điều trị các rối loạn tâm thần liên quan, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc chống loạn thần hay thuốc chống co giật.
LƯU Ý: Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc và chỉ được dùng thuốc khi có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ lâm sàng.
Với mục tiêu là xây dựng lòng tự trọng lành mạnh và nuôi dưỡng những kỳ vọng thực tế hơn về bản thân và những người xung quanh, các liệu pháp tâm lý đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Các liệu pháp này có thể giúp những người mắc rối loạn này:
Hiểu được cảm xúc và hành vi của bản thân
Nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với những người xung quanh bằng cách chấp nhận và duy trì các mối quan hệ
Học cách chấp nhận thất bại hoặc sự chỉ trích
Từ bỏ những mục tiêu và mong muốn không thực tế, qua đó phát triển các mục tiêu thực tế hơn
Một số liệu pháp thường được sử dụng trong trị liệu rối loạn nhân cách ái kỷ bao gồm:
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu
Những trải nghiệm tiêu cực trong thời thơ ấu, chẳng hạn như chấn thương, sự từ chối, sự bỏ bê và thiếu sự hỗ trợ, có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Khi trẻ không nhận được tình yêu thương, sự quan tâm và hỗ trợ cần thiết, chúng có thể phát triển các cơ chế phòng vệ, chẳng hạn như tự luyến, để bảo vệ bản thân khỏi cảm giác bị tổn thương. Những trải nghiệm tiêu cực này có thể làm giảm khả năng phát triển lòng tự trọng lành mạnh và khả năng đồng cảm với người khác, tăng tỷ lệ mắc rối loạn nhân cách ái kỷ.
Phong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Việc nuông chiều con cái quá mức hoặc nuôi dạy theo kiểu "trực thăng" - luôn kiểm soát và can thiệp vào mọi khía cạnh của cuộc sống của trẻ - có thể dẫn đến việc trẻ phát triển cảm giác quyền lợi quá mức và mong đợi sự đối xử đặc biệt từ người khác. Khi không học được cách tự điều chỉnh cảm xúc và đối phó với thất bại, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc khi trưởng thành, có khả năng cao phát triển thành rối loạn nhân cách ái kỷ.
Nền văn hóa mà một người lớn lên cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển rối loạn nhân cách ái kỷ. Những nền văn hóa khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, đề cao sự độc lập và thành tựu cá nhân có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các đặc điểm tự luyến. Trong khi đó, những nền văn hóa khuyến khích ý thức cộng đồng, hợp tác và hành động tập thể có thể giảm nguy cơ mắc rối loạn nhân cách ái kỷ, do những giá trị này thúc đẩy sự đồng cảm, tôn trọng và quan tâm đến người khác hơn là tập trung vào bản thân.
Rối Loạn Nhân Cách Ái Kỷ Là Gì?
Thuật ngữ “ái kỷ” hay “tự luyến” được sử dụng trong rất nhiều nền văn hóa khác nhau, ám chỉ sự phù phiếm hoặc quá tự mãn của một người. Xét theo góc độ tâm lý học, “ái kỷ” không có nghĩa là tự yêu bản thân - ít nhất là không phải “yêu” một cách chân thành. Nói một cách chính xác hơn, những người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (narcissistic personality disorder - NPD) yêu hình ảnh lý tưởng, hoành tráng về bản thân họ. Những hình ảnh thổi phồng về bản thân cho phép họ chống lại cảm giác bất an sâu sắc. Thế nhưng, việc chống đỡ cho ảo tưởng về sự vĩ đại của họ đòi hỏi rất nhiều công sức - và đó là lúc những thái độ và hành vi bất thường xuất hiện.
Rối loạn nhân cách ái kỷ liên quan đến một kiểu suy nghĩ và hành vi ích kỷ, kiêu ngạo, thiếu sự đồng cảm và quan tâm đến người khác, và nhu cầu được ngưỡng mộ quá mức. Những mắc rối loạn này thường được mô tả là kiêu ngạo, hay thao túng, ích kỷ, và đòi hỏi. Họ cực kỳ kháng cự với việc thay đổi hành vi của mình, và có xu hướng đổ lỗi cho người khác. Hơn nữa, họ cực kỳ nhạy cảm và phản ứng gay gắt với những lời chỉ trích hoặc bất đồng quan điểm, điều mà họ coi là những cuộc công kích cá nhân.
Người có rối loạn nhân cách ái kỷ đặc trưng bởi niềm tin mù quáng vào sự quan trọng của bản thân và luôn cho rằng mình ở vị thế cao hơn so với mọi người. Họ sẽ cảm thấy thỏa mãn nếu có ai đó khen ngợi hoặc tán dương họ. Những người mắc rối loạn này luôn tự thấy mình vĩ đại, họ phóng đại tất cả các cảm xúc và tưởng tượng về sự tuyệt vời của bản thân. Hơn nữa, họ còn yêu cầu và kỳ vọng mình nhận được sự chú ý đặc biệt, chẳng hạn như ngồi ở vị trí VIP, được dành phần đặc biệt khi phát biểu… Do đó mà khi đối diện với thành công của mọi người xung quanh, họ có thể trở nên cực kỳ ghen tị và ngạo mạn. Họ quá bận tâm vào chính mình, cho rằng tất cả mọi thứ chỉ nên xoay quanh họ, và vì vậy, họ không có bất kỳ hứng thú với những người nào khác. Người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ không bày tỏ sự nhạy cảm và trắc ẩn đối với mọi người xung quanh, thậm chí, họ còn có xu hướng lợi dụng người khác để đạt được mục đích mà không hề có chút đồng cảm nào.
Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Ấn bản lần thứ Năm (DSM-5 TR), cá nhân có thể được chẩn đoán mắc rối loạn nhân cách ái kỷ nếu người đó luôn có cảm nhận rằng mình vĩ đại (trong tưởng tượng hoặc qua hành vi), nhu cầu cần được ngưỡng mộ, thiếu sự đồng cảm; khởi phát từ giai đoạn đầu trưởng thành và thể hiện trong các bối cảnh khác nhau qua năm (hoặc nhiều hơn) trong số các biểu hiện sau:
1. Luôn tự cao về tầm quan trọng của bản thân (ví dụ: phóng đại thành tích và tài năng; kỳ vọng được nhìn nhận như một người ở đẳng cấp cao hơn dù không có những thành tựu tương xứng).
2. Bận tâm với những huyễn tượng về thành công, quyền lực, trí tuệ, vẻ đẹp hoặc tình yêu lý tưởng một cách không có giới hạn.
3. Tin rằng mình là người “đặc biệt” và độc nhất; chỉ có những người quan trọng hoặc ở tầng lớp cao cấp mới có thể hiểu được họ và họ chỉ nên giao thiệp với những người như vậy.
4. Đòi hỏi sự ngưỡng mộ quá mức.
5. Cho rằng mình có quyền (tức là có những mong đợi vô lý rằng mình được đối xử đặc biệt, hoặc người khác phải tự động tuân thủ các kỳ vọng của họ).
6. Lợi dụng những người xung quanh để đạt được mục đích của bản thân.
7. Thiếu sự đồng cảm: không sẵn sàng nhìn nhận hoặc đồng cảm với các cảm xúc và nhu cầu của người khác.
8. Thường xuyên ghen tị với người khác hoặc cho rằng người khác ghen tị với mình.
9. Thể hiện những hành vi hoặc thái độ kiêu căng, ngạo mạn.
Người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ gặp khó khăn ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt là trong các mối quan hệ. Các triệu chứng của rối loạn này thường thúc đẩy các vấn đề về mối quan hệ liên cá nhân, bao gồm:
Từ chối chịu trách nhiệm, biện hộ cho những khuyết điểm hoặc thất bại của bản thân
Cố gắng thuyết phục hoặc thao túng người khác
Chỉ giao du với những người được coi là có cùng “đẳng cấp với họ”
Không lắng nghe hoặc ngắt lời thường xuyên
Bề ngoài, những người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ thể hiện rằng có vẻ như họ có lòng tự trọng cao, nhưng đôi khi điều ngược lại mới đúng. Họ có thể có một cảm giác bất an sâu sắc ẩn sau vẻ ngoài hào nhoáng. Bên cạnh đó, một số người có thể có đặc điểm tự luyến hay ái kỷ, nhưng họ không mắc chứng rối loạn nhân cách này. Họ có thể tự cho mình là trung tâm và cạnh tranh quá mức, nhưng điều này không đến mức làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của họ.
LƯU Ý: Các triệu chứng được nêu chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc rối loạn nhân cách né tránh, hãy tìm gặp nhà tâm lý tại các cơ sở đánh giá & điều trị tâm lý/tâm thần uy tín để có kết luận chính xác.