Các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc đang cần xuất khẩu lô hàng lớn sang Trung Quốc và một số thị trường tiềm năng khác nhưng chưa nắm rõ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu như thế nào?

Yêu cầu về cách ghi nhãn, bao gói, vận tải và bảo quản hàng hóa

Vận tải và bảo quản hàng hóa:

Đơn vị vận tải đường sắt Ratraco Solutions nhận xuất khẩu mặt hàng may mặc đi Trung Quốc & các nước khác

RatracoSolutions Logistics là Công ty hàng đầu về vận tải đường sắt, giao nhận, Logistics. Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, chúng tôi cung cấp “Dịch vụ vận chuyển xuất khẩu hàng may mặc sang Trung Quốc và các nước” mỗi ngày. Hàng dệt may gồm hàng dệt và hàng may mặc làm từ hàng dệt bằng sợi bông, len, sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông, hỗn hợp các loại sợi trên và hỗn hợp có chứa tơ. Chính bởi đây là mặt hàng đặc thù nên Ratraco Solutions cam kết cho quý khách hàng về quy trình vận chuyển, vận tải phù hợp, đảm bảo số lượng, chất lượng cao với chi phí tốt nhất “KHÔNG ĐÂU RẺ BẰNG”.

Tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam như thế nào?

Ở nước ta hiện nay, ngành Công nghiệp dệt may đang ngày càng đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao, phong phú, đa dạng của con người mà còn là ngành nghề giúp Việt Nam đảm bảo giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người trong xã hội và đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách quốc gia, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế từng bước phát triển theo hướng tích cực, khả quan nhất.

Những năm gần đây, ngành Công nghịêp dệt may đã có những bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay, cả nước có khoảng 822 Doanh nghiệp dệt may, trong đó Doanh nghiệp quốc doanh là 231 Doanh nghiệp, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221 Doanh nghiệp. Ngành dệt may có năng lực như sau:

Xem thêm: tiêu chuẩn xuất khẩu quả vải tươi – tiêu chuẩn xuất khẩu bơ sang Trung Quốc

Tại sao nên chọn vận tải đường sắt Ratraco Solutions xuất khẩu hàng may mặc đi các nước?

Quý khách hàng nên lựa chọn chúng tôi để xuất khẩu mặt hàng may mặc vì những ưu điểm vượt trội sau:

Yêu cầu về hình dáng, kiểu mẫu và kích thước cơ bản

Hình dáng: Hình dáng quần áo phải phù hợp với kiểu cách thiết kế và có tính thẩm mỹ tốt. Đối với quần áo nhiều lớp, hình dáng bên trong cũng phải bảo đảm phù hợp theo thiết kế sản phẩm.

a) Các kích thước kiểm tra và sai lệch cho phép ở lớp ngoài như quần áo một lớp: b) Ở lớp trong (lớp lót), thông số các kích thước cần phù hợp với thông số kích thước lớp ngoài để trong quá trình may không bị lé, không bị thừa nhiều và khi sử dụng không ảnh hưởng đến kích thước và kiểu dáng sản phẩm; c) Áo hai lớp mà được sử dụng cả 2 mặt thì các thông số kích thước tương ứng ở cả 2 mặt phải bằng nhau và sai lệch cho phép ở từng mặt qui định như áo một lớp.

a) Lớp ngoài: Quy định như đối với quần áo một lớp b) Lớp trong: Quy định như đối với lớp trong quần áo hai lớp c) Lớp dựng: Quy định về kích thước và vị trí dựng theo yêu cầu sản phẩm.

Yêu cầu, tiêu chuẩn hàng may mặc xuất khẩu đối với nguyên, phụ liệu:

Phụ liệu trang trí: Các phụ liệu trang trí có hình dạng, kích thước và họa tiết phù hợp nhằm tăng tính thẩm mỹ và ý đồ thiết kế sản phẩm may. Các họa tiết in phải có độ bền mầu cao.

Chỉ: Chỉ phải phù hợp với yêu cầu của đường may liên kết, vắt sổ, trang trí hoặc phải theo đúng mẫu đã được ký kết trong hợp đồng. Chỉ may (trắng hoặc màu) phải có độ bền kéo đứt không nhỏ hơn 7N (700G). Thành phần nguyên liệu, chỉ số, hướng xoắn và màu sắc (độ bền màu, độ đồng màu với vải) phải phù hợp với màu sắc, chất liệu của từng loại vải, yêu cầu đường may và chỉ số kim. Chỉ vắt sổ hoặc tơ vắt sổ phải mềm mại, trơn đều và có chỉ số phù hợp với vải. Chỉ thêu phải có độ bền mầu, độ đồng mầu theo yêu cầu để bảo đảm chất lượng họa tiết thêu hoặc đường trang trí.

Cúc, gài, dán: Các loại cúc được sản xuất từ vật liệu phù hợp, có độ bền cơ và độ bền nhiệt để không bị biến dạng trong quá trình gia công và sử dụng. Cúc nhựa phải là nhựa nhiệt rắn. Các loại cúc phải có chất lượng tốt, có màu sắc, kích thước phù hợp với kiểu mẫu quần áo hoặc theo hợp đồng. Các loại gài làm bằng vật liệu đa dạng phải có tính thẩm mỹ, dễ liên kết trên sản phẩm và thuận tiện khi sử dụng. Miếng dán (băng dính) có kích thước phù hợp, bề mặt dán bám chắc và màu sắc thích hợp với sản phẩm.

Khóa kéo: Các loại khóa kéo (bằng kim loại, bằng nhựa) cần bền chắc, có kích thước và màu răng khóa cũng như nền băng vải phù hợp với độ dày, màu vải và vị trí may khóa. Có thể sử dụng các loại khóa kéo theo hợp đồng.

Nhãn hiệu, mác: Nhãn hàng hóa, nhãn cỡ vóc, nhãn mác (nhãn chính), nhãn ký hiệu hướng dẫn sử dụng,…được thể hiện rõ ràng, trang nhã trên vải hoặc giấy tốt, trình bày đẹp, có kích thước và nội dung phù hợp hoặc theo đúng hợp đồng.

Quy cách đóng thùng hàng may mặc đi xuất khẩu của Ratraco Solutions

Việc đóng thùng hàng may mặc được xem là một phần khá quan trọng trong quy cách đóng gói hàng hóa may mặc. Chính bởi trong quá trình vận tải hàng hóa, thùng đựng hỗ trợ sẽ giúp bảo vệ sản phẩm tránh khỏi những rủi ro như: bị rách, rơi, làm bẩn sản phẩm. Thế nên, đơn vị vận tải chúng tôi đã áp dụng việc đóng thùng sản phẩm theo những cách dưới đây để giảm thiểu các rủi ro không mong muốn có thể xảy ra như sau:

Trên đây là tổng hợp tất tần tật những kiến thức liên quan đến tiêu chuẩn hàng may mặc xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước khác, mong rằng sẽ hỗ trợ phần nào cho các Doanh nghiệp trong việc bổ sung thêm kinh nghiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm mang đi xuất khẩu qua thị trường các nước. Từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận, nâng cao cơ hội giới thiệu hàng may mặc Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Và một khi quý khách hàng đã tin tưởng, lựa chọn đồng hành cùng RatracoSolutions Logistics, chúng tôi cũng cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những kiện hàng, mặt hàng may mặc của bạn. Ratraco Solutions không chỉ cam kết về giá cả, chi phí, thủ tục thông quan hàng hóa nhanh chóng mà còn cam kết hiệu quả về thời gian, tiến độ giao hàng, chuẩn xác về địa điểm, cửa khẩu cùng nhiều những lợi ích khác nữa. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được tư vấn, giải đáp tận tình nhất nhé.

Liên hệ Vận chuyển Container Liên Vận Quốc Tế : VN <-> Trung Quốc, EU, Nga

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải RatracoĐịa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCMHotline:  0965 131 131Email:  [email protected]: https://ratracosolutions.comFacebook: Ratraco Solutions - Railway LogisticsZalo: http://zalo.me/0965131131

Theo một số doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu hàng may mặc, Đức là mảnh đất tiềm năng nhất trong Liên minh châu Âu (EU).

Vì nó có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may, da giày lớn nhất khu vực nhưng lại không đòi hỏi cao về mẫu mã, kiểu cách.

Ông Nguyễn Thanh Lâm (Việt kiều ở Đức), Chủ tịch Công ty Viet Euro cho biết, Đức luôn là quốc gia có doanh số nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất EU, đạt khoảng 27,8 tỷ euro năm ngoái. Tuy con số này đem so mức nhập khẩu hàng may mặc của thị trường Mỹ thì vẫn còn rất thấp nhưng hiện Đức đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may. Ông Lâm cho rằng, hiện nay hàng hóa Trung Quốc chiếm thị phần cao nhất trên thị trường này. Nhưng chắc chắn trong thời gian tới đây, Đức cũng như Mỹ sẽ có hàng rào tự vệ cho mình đó lá áp dụng luật chống bán phá giá đối với mặt hàng dệt may của Trung Quốc.

Sau khi EU bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may, một số nước đã ồ ạt đưa hàng vào thị trường Đức, trong đó có cả Trung Quốc. Một phần, hàng Trung Quốc tuy có mẫu mã đa dạng nhưng chất lượng thành phẩm vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng nơi đây. Mặt khác, người Đức không muốn lệ thuộc hoàn toàn vào hàng của Trung Quốc, do đó đã chuyển xu hướng thích sử dụng hàng hóa của các quốc gia khác. Vì thế, đây sẽ là cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam để thâm nhập sâu hơn.

Một thuận lợi khác là mức tiêu thụ hàng may mặc của người dân Đức rất lớn. Trung bình mỗi tháng một gia đình tiêu hết 23 euro cho quần áo nam, 44 euro cho quần áo nữ, 8 euro dành để mua quần áo trẻ em và khoảng 12 euro sử dụng cho các mặt hàng dệt may khác. "Ngoài những mặt hàng truyền thống thì chủng loại rèm cửa cũng được người Đức chú trọng nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ phân khúc này, vì hiện chỉ có hai đơn vị sản xuất mặt hàng này", ông Lâm nhấn mạnh. Đặc biệt, người dân Đức chỉ chú trọng đến chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể hiện qua mũi kim đường chỉ. Còn kiểu cách, mẫu mã đối với họ không quá khắt khe. Trong khi đó, Việt Nam lại có nhiều lợi thế về điều này nên chắc khi xuất khẩu hàng dệt may vào Đức sẽ hút khách.

Cũng đánh giá cao về thị trường Đức, Giám đốc Công ty Protrade Corporation (chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang các nước, trong đó có Đức) Lê Hồng Phoa cho rằng, Đức là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam. Vì dân số Đức đông và thu nhập đầu người rất cao. Theo ông Phoa, trước đây, Việt Nam là nước có thị phần xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Đức. Riêng Protrade Corporation cách đây 2 năm khi EU chưa bãi bỏ hạn ngạch dệt may, công ty chỉ làm với một khách hàng của Đức mà xuất được 15 triệu USD. Nhưng từ khi EU bãi bỏ quota dệt may, doanh nghiệp Việt Nam đã không vượt qua nổi Trung Quốc, do giá thành cạnh tranh. Vì thế trong hai năm qua Protrade Corporation cũng phải bõ lỡ nhiều cơ hội trên thị trường này. Tuy nhiên, người tiêu dùng Đức vẫn thích dùng hàng của Việt Nam do chất lượng và kỹ thuật được đảm bảo. "Tôi thấy Đức có rất nhiều triển vọng đối với ngành hàng may mặc nên bỏ qua một thời gian khá dài cũng là một thiệt thòi lớn. Nhưng hiện tại tôi đã có kế hoạch và dự định tiếp tục trở lại với thị trường quan trọng này", ông Phoa nói.

Còn bà Trịnh Văn Hoa, Quản lý thu mua cấp cao hàng phi thực phẩm của hệ thống Metro Cash & Carry (Đức) cho biết, hệ thống Merto ở Đức có sức hút hàng dệt may rất lớn. Từ năm 2004 trở về trước, khi EU còn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Đức đạt khoảng 30%, trong khi Trung Quốc chỉ bằng một nửa. Trong hệ thống siêu thị Metro tại Đức, hàng dệt may của Việt Nam cũng chiếm thị phần rất lớn. Doanh số bán cũng luôn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng kể từ ngày 1/1 năm nay khi EU chính thức gỡ bỏ hàng rào hạn ngạch thì Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại TP HCM (ITPC) cho biết, nếu doanh nghiệp muốn đưa hàng vào Đức buộc phải tuân thủ hai loại quy chuẩn đó là của EU và Đức. Tuy nhiên, so với luật chung của EU thì luật của thị trường Đức nghiêm ngặt hơn. Vì thế, doanh nghiệp cần chú trọng cũng như làm tốt 3 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội thì sẽ đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, khi sử dụng nguyên phụ liệu dệt may doanh nghiệp nên tránh các chất dễ gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu có tính chất tẩy trùng... "Vì một khi xuất khẩu hàng vào Đức mà không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, hải quan của nước này sẽ tiêu hủy. Nhưng chi phí của việc tiêu hủy này là do phía doanh nghiệp nhập khẩu chi trả", ông Nghĩa nói

© 2014 - BẢN QUYỀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ TTS

Giấy chứng nhận Đăng ký số 0313203801 cấp tại Sở kế hoạch & đầu tư TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ văn phòng: 51 Thép Mới, phường 12, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.