City Tour – Dạo quanh phố cổ Thủ Dầu Một với nhiều điểm đến hấp dẫn như: Chùa Hội Khánh – Nhà thờ Chánh Tòa- Chùa Bà Thiên Hậu – Làng Tre Phú An- Khu du lịch Đại Nam…

Hình ảnh Sao mai Mai Thương hóa thân trong dự án "Về miền quan họ".

CD với tên gọi “Về miền quan họ” là tên chung của cả dự án gồm 12 bài hát vừa cũ vừa mới. Mai Thương đã lựa chọn những ca khúc rất nổi tiếng của vùng Kinh Bắc để đưa vào CD như: “Những cô gái quan họ” (Phó Đức Phương), “Câu quan họ người ơi” (Ngọc Lĩnh), “Nhớ đêm giã bạn” (Nguyễn Tiến), “Ngẫu hứng giao duyên” (Trần Tiến). Bên cạnh đó, cô cũng đưa vào hàng loạt những ca khúc mới sáng tác gần đây, trong đó có thể kể đến các tác phẩm như: “Về miền quan họ người ơi” (Vũ Quốc Nam, Anh Tuấn), “Về quan họ giao duyên” (Quang Hưng, Anh Tuấn), Hội làng (Bá Quang)…

MV “Làng” được đạo diễn Anh Quân dàn dựng đưa khán giả trở về miền quê Kinh Bắc bình yên và đẹp đến nao lòng. Những giá trị văn hóa đặc trưng đồng bằng Bắc Bộ được đưa vào MV rất khéo léo và nên thơ như: Hội làng, con sông, bến đò, cánh đồng, mái ngói rêu phong, cổ kính… tạo nên một không gian xưa cũ, mộc mạc nhưng thấm đậm tình quê. MV “Chuyện tình của mẹ” được khai thác một cách nhẹ nhàng câu chuyện về người mẹ (do chính mẹ đẻ của Mai Thương diễn xuất). Người mẹ ấy cũng giống như bao bà mẹ quê khác, luôn hy sinh bản thân mình, tảo tần, gánh gồng nuôi đàn con khôn lớn, phụng sự nhà chồng và thủy chung son sắt với người mình yêu.

Khung cảnh làng quê bình yên trong các MV được quay tại chính quê hương của ca sĩ Mai Thương. Một lần nữa, hình ảnh về Bắc Ninh - một miền quê bình yên và đẹp như cổ tích được tái hiện trên màn ảnh, sự giao hòa giữa hình ảnh và âm nhạc tạo nên một bức tranh hoàn mỹ về giá trị của bản sắc dân tộc thông qua câu chuyện trong MV.

NSND Thúy Hường-một trong những giọng ca nổi tiếng của miền quê quan họ Kinh Bắc, nhận xét, giọng hát Mai Thương đang ở độ chín của nghề, đủ ngọt ngào, sâu lắng và tinh tế để biến những câu hát trở nên có hồn và ngấm sâu vào trái tim người nghe. Những ca khúc trong "Về miền quan họ" mang âm hưởng dân gian được phối khí mới mẻ, hiện đại đã tạo nên nguồn cảm hứng mạnh mẽ để Mai Thương có thể thả hồn mình vào từng giai điệu, nâng cánh cho những ca khúc quen thuộc bay xa hơn và những bài hát mới sẽ có chỗ đứng trong lòng khán giả.

Sinh ra ở một làng quê miền quan họ nên từ bé Mai Thương đã được đắm mình trong một không gian văn hóa đậm đặc hồn quê và những giá trị âm nhạc quý giá như là quan họ, chèo. Vì thế, từ nhỏ tâm hồn cô đã đầy ắp những thanh âm của cuộc sống từ thực tế đến âm nhạc. Lớn lên, Mai Thương theo học thanh nhạc và trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.

“Dự án âm nhạc này chính là món quà tôi tri ân quê hương tôi, mảnh đất sinh ra và đã nuôi dưỡng tâm hồn để có một ca sĩ Mai Thương như ngày hôm nay. Tôi luôn tự hào về quê hương Kinh Bắc giàu bản sắc văn hóa của mình”, Mai Thương chia sẻ.

Vì vậy nếu trước kia muốn sang New Zealand định cư thường phải đi theo diện du học, sau đó làm việc một vài năm để tìm kiếm cơ hội định cư, thì với quy định mới, lao động phổ thông cũng có thể đến làm việc. Đó cũng là thời điểm giấc mơ đổi đời tại New Zealand được quảng bá đến người Việt, tuy nhiên hàng ngàn người vỡ mộng khi biết đời thực tại quốc gia này không như những gì họ nghĩ.

Là một trong những nước phát triển trên thế giới cùng mức thu nhập bình quân đầu người 50.000 USD/ năm, New Zealand nghiễm nhiên trở thành điểm đến mơ ước. Tương tự những "cuộc đổ bộ" sang Hongkong, Đài Loan hay Nhật Bản trước kia, hàng ngàn người Việt bắt đầu quan tâm đến New Zealand như một điểm đến lý tưởng mới để làm việc, sinh sống.

Còn nơi nào tốt hơn New Zealand, một quốc gia phát triển nhưng không yêu cầu gì về trình độ chuyên môn và tay nghề? Với những dòng quảng cáo đó, dòng người Việt Nam tìm đến New Zealand thông qua các trung tâm môi giới xuất khẩu lao động bắt đầu tăng lên. Khoản phí trung gian để đến quốc gia này cũng không hề nhỏ, khoảng 400-500 triệu đồng/ người.

Việc New Zealand chấp nhận ủy quyền cho các trung tâm môi giới ở nước ngoài đã vô tình khiến nhiều người nhầm tưởng đây là miền đất có việc nhẹ lương cao. Tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ của nhiều trung tâm, không ít người Việt đã bỏ nửa tỷ đồng đến với quốc gia này, để rồi nhận thấy cuộc sống tại nơi đây không như mình tưởng tượng.

Trong báo cáo năm 2003 của Cơ quan Quản lý Cư trú New Zealand, quốc gia này cho biết họ từng ghi nhận hiện tượng người gốc Việt di cư ồ ạt từ New Zealand sang Australia vào cuối thập niên 90. Đó là thời điểm nhiều người Việt ở New Zealand tìm được cơ hội sang Australia định cư, bởi có nhiều điểm thuận lợi để họ sinh sống hơn.

Báo cáo của Chính phủ New Zealand viết: "Vào khoảng năm 1998, hơn 30% người Việt ở đây đã tới Australia. Họ cảm thấy Australia là nơi dễ tìm được việc làm hơn, thời tiết cũng ôn hòa hơn, và cộng đồng người Việt Nam ở Australia như Sydney, Melbourne cũng lớn hơn. Đó cũng là thời điểm nhiều người mất việc làm vì New Zealand khủng hoảng kinh tế".

Những người Việt Nam ở New Zealand trong quá khứ có một lợi thế không nhỏ khi đến Australia. Phần lớn trong số họ là những người đã ở New Zealand trên 3 năm, có quốc tịch. Đây là điều kiện cần và đủ để họ di cư sang Australia mà không cần đến visa, do hai nước có mối quan hệ gần gũi với nhau.

Nhưng, những người Việt đến New Zealand do xuất khẩu lao động gần đây lại không có điều đó. Khi bước chân đến New Zealand, những lao động phổ thông Việt Nam mới nhận ra một sự thật phũ phàng: Họ gần như chẳng biết miền đất mới như thế nào. Về mặt địa lý và khí hậu, New Zealand rất khác Việt Nam. Quốc gia này bị phân tách do nằm trên hai hòn đảo phía Bắc và Nam. New Zealand có diện tích bằng 2/3 Việt Nam nhưng dân số chỉ hơn 5 triệu người, nên mật độ dân cư rất thưa.

Mật độ dân cư thưa thớt khiến người Việt ở New Zealand cũng tản mát ở một số khu vực như Auckland, Wellington và Christchurch. Những cộng đồng người Việt kiểu như như chợ Việt Nam (Đông Âu) hay khu Little Saigon (California, Mỹ và Sydney, Australia) hoàn toàn không tồn tại ở New Zealand.

Vì thế, người Việt tại New Zealand không có cộng đồng lớn để tương trợ lẫn nhau. Họ buộc phải tự đi tìm việc làm. Khi ấy, việc giao tiếp thành thạo tiếng Anh trở thành điều kiện bắt buộc với người lao động. Nhưng liệu có bao nhiêu lao động phổ thông Việt Nam biết tiếng Anh đến New Zealand, khi họ đều tin mình có thể tìm được việc tại đây mà không cần ngoại ngữ?

"Nhiều người Việt tại New Zealand biết ngoại ngữ, biết một số công việc như lái xe, và có cả visa lao động nhưng vẫn không tìm được việc làm bởi chuyên môn không phải lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng. Không hiểu sao nhiều người tin mình có thể sang New Zealand làm việc mà không cần ngoại ngữ và tay nghề", chị Mỹ Hạnh, một người Việt sinh sống tại Auckland cho biết.

Một sự thật bất ngờ là trên các nhóm cộng đồng người Việt Nam ở New Zealand trên mạng xã hội, rất nhiều người quảng cáo dạy tiếng Anh cơ bản. Điều đó cho thấy nhu cầu học tiếng Anh của người Việt tại New Zealand là có thật. Cho đến ngày có thể giao tiếp cùng người bản xứ, họ vẫn phải trầy trật đi tìm công việc phù hợp với bản thân để trang trải cuộc sống nơi xứ người.

Phần lớn người Việt tại New Zealand làm việc trong hai lĩnh vực: Luật pháp và Giáo dục. Nhưng để làm việc ở hai mảng này, người lao động buộc phải có chứng chỉ hành nghề quốc tế, tối thiểu là bằng tốt nghiệp từ một trường bản xứ. Chị Mỹ Hạnh cho biết, những người từng làm giáo viên tiểu học ở Việt Nam sẽ không thể tìm được việc tương tự khi đến New Zealand.

Trước khi sang New Zealand vào năm 2019, Mỹ Hạnh là nghiên cứu sinh 4 năm tại Malaysia về lĩnh vực xây dựng. Nhưng trước đó, chị là một… giáo viên tiểu học tại quận 8, TP Hồ Chí Minh. Để hiện thực hóa giấc mơ định cư ở New Zealand, Hạnh phải học tiếng Anh, bán một căn hộ lấy tiền sang Malaysia theo học trước khi nhận việc quản lý dự án và nhận thầu công trình. “Muốn ổn định tại New Zealand, người nước ngoài phải làm công việc trí thức, và là những ngành ít phổ biến”, Hạnh nói tiếp.

Những thông tin trên không bao giờ được công ty môi giới xuất khẩu lao động thông báo đến khách hàng. Nhiệm vụ duy nhất của họ là nhận tiền, đồng thời bảo lãnh cho lao động phổ thông đến New Zealand sau khi nhận tiền môi giới. Vì lý do đó, nhiều người Việt đến New Zealand mới nhận ra chuyên môn của mình chắc chắn không thể tìm được việc làm.

Thị trường lao động tại New Zealand cũng phân hóa rõ rệt theo đảo Bắc và đảo Nam. Tại đảo Bắc, nơi có thành phố Auckland, phần lớn công việc phù hợp với người Việt thuộc ngành Luật pháp. Nếu một giáo viên, hoặc lao động phổ thông Việt Nam đến đảo Bắc, họ sẽ rơi vào cảnh lạc lõng bởi nơi cần công việc của họ nằm ở đảo Nam, miền đất heo hút chỉ có 1,2 triệu người sinh sống nhưng có tới 3,4 triệu… con cừu.

Đảo Nam là nơi phát triển nông nghiệp với nhiều đồn điền, trang trại quy mô lớn. Nhưng đây cũng là miền đất heo hút, buồn tẻ với những ai muốn lập nghiệp. Mật độ dân số trung bình trên đảo Nam là 8 người/1km vuông. Để so sánh, mật độ tại đảo Bắc New Zealand là 35 người/1km vuông. Mật độ dân số Việt Nam là 300 người/1km vuông, và lên tới 2.500-4.000 người/1km vuông ở các đô thị lớn.

Những công việc chân tay người bản xứ muốn tuyển dụng lao động Việt Nam gồm: làm việc ở trang trại, thu hoạch nông sản, chăm sóc gia súc. Chỉ có những người thực sự chăm chỉ, chịu khó mới có thể sinh tồn ở đảo Nam New Zealand, nơi họ chấp nhận một cuộc sống không như mơ. Nếu không, thứ chờ đợi những ai muốn “há miệng chờ sung” là cảnh thất nghiệp và sớm về nước.

Đã có 3 năm làm việc ở New Zealand, anh Mạnh Cường, quê Nghệ An, một thợ hàn than thở: "Sinh tồn ở mảnh đất này không dễ dàng, nhất là trong những tháng mùa đông. Phần lớn gia đình ở đảo Nam sinh hoạt theo lối tự cung tự cấp nên mùa đông thường không có việc làm. Tôi phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống, bởi không chê việc là cách duy nhất mưu sinh".

Chi phí sinh hoạt ở New Zealand không hề rẻ với người Việt Nam. Bên cạnh tiền thuê nhà, những khoản chi phí sinh hoạt cũng không hề thấp. Chị Tuyết Trinh, một người chuyên nhận bán online đồ ăn Việt Nam cho đồng hương tính giá 4 miếng xôi khúc là 20 NZD (300.000 đồng). Một bát bún bò có giá tương đương 250.000 đồng, chân gà 300.000 đồng/hộp.

"Cùng là người Việt ở nước ngoài, chúng tôi luôn sẵn sàng tương trợ lẫn nhau, đồng thời giúp các bạn có chút đồ ăn quê hương để đỡ nhớ nhà. Tuy nhiên, giá đồ ăn không thể thấp hơn được do các chi phí liên quan cũng cao. Đồ ăn ở New Zealand cũng đắt, chỉ một suất ăn gà rán và bánh mì kẹp thịt ở cửa hàng cũng có giá tương đương 400.000-500.000 đồng rồi", chị Trinh chia sẻ.

Chị Thảo Nguyên, chuyên viên tư vấn nhập cư tại Queenstown cho biết, nhà mình đang có một phòng trống nên cần tìm khách thuê. Chị ưu tiên cho đồng hương Việt Nam đến ở với giá 250 NZD (3,7 triệu đồng)/ tuần, tương đương khoảng 15 triệu đồng/ tháng. Cặp đôi đến ở sẽ chịu mức phí cao hơn một chút là 320 NZD/ tuần.

Với các công việc phổ thông ngắn ngày, người Việt tại New Zealand thường được chào mời mức thu nhập khoảng 25-35 NZD/ giờ, một ngày làm 4-5 giờ. Nếu chăm chỉ, họ có thể kiếm 2.500-3.000 NZD/ tháng, đủ chi trả sinh hoạt phí và dư khoảng 500-1000 NZD tiết kiệm. Học sinh, sinh viên đi làm sẽ khó khăn hơn bởi họ bị nhà trường giới hạn làm việc 20 giờ/ tuần.

Tôi là một người Czech gốc Việt, tôi đã chọn Cộng hòa Czech là tổ quốc thứ hai của mình như là một điều hoàn toàn đơn giản - tình yêu.

Kể từ khi đặt chân lên nước Đức, tôi ngỡ mọi việc sẽ bắt đầu trong tương lai, nhưng không ngờ mọi thứ lại không theo ý nguyện. Tôi được nghe mọi người kể lại sau năm 1990 thì tại Đức rất dễ kiếm việc làm, nhưng từ ngày khối EU hình thành, tiêu đồng tiền chung thì mọi việc trở nên khó khăn hơn.

Tôi từng du học ở châu Âu, đã đi qua nhiều nước, chứng kiến cuộc sống của người mình bên đó. Và tôi đi đến kết luận: cuộc sống của người mình ở nước ngoài nói chung thua xa cuộc sống trong nước, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Tôi biết nhiều người thân của tôi đi 'Tây', ở nhiều dạng khác nhau và nhiều nước khác nhau, họ đã gửi về cho gia đình một số ngoại tệ vô cùng lớn. Nhưng tôi cũng biết nhiều người phải ngậm ngùi quay về.

Tôi đã gửi lên diễn đàn này một bài viết về câu chuyện người thân của tôi bên Cộng hoà Czech. Tôi không cho rằng tất cả những người sang châu Âu đều không thành đạt. Thậm chí còn có nhiều người rất giỏi, rất nổi tiếng, vinh danh cho đất nước chúng ta.

Không cần phải nói nhiều về tình cảnh người nhập cư - công dân hạng 3-4 nữa, vì các bạn đã nói hết rồi. Tôi rất buồn nhiều người cứ ảo tưởng rằng "nhặt" được vàng ở Âu Mỹ.

Nếu một gia đình hai vợ chồng có công việc và với tài thu vén, cân đối chi thu, bạn vẫn có thể dành dụm và tiết kiệm được. Bên cạnh đó, bạn sẽ được những sự giúp đỡ như bảo trợ xã hội và điều này cũng giúp bạn an tâm về tinh thần.

Hiện tại, tôi ở Quảng Đông, Trung Quốc. Cuộc sống ở đây rất phức tạp, không như tôi nghĩ ban đầu. Cứ tưởng sẽ có thể thoát được cảnh nghèo nhưng nào ngờ khi tới nơi rồi mới biết đã muộn. Muốn trở về Việt Nam cũng không có khả năng, đành chịu để số phận đưa đẩy.

Tôi từng sống và làm việc ở Stuttgart, Đức - tổng cộng là 3 năm. Quả thật, nếu so sánh với cuộc sống ở Việt Nam thì đó là "thiên đường" với những sự đãi ngộ dành cho người lao động rất tốt - đặc biệt là kỹ sư. Nhưng thiên đường không dành cho người nhập cư bất hợp pháp.

Tôi không thể hiểu được 'quan điểm AQ' của bạn Hà Thu. Nếu chỉ cần cơm ăn ngày 3 bữa, quần áo mặc cả ngày mà đã hài lòng thì xã hội làm sao phát triển được, đấy là còn chưa nói đến những người cơm còn chưa đủ ăn.

Những dòng nước mắt lăn đều khi tôi đọc hết bài viết về bạn Việt. Tôi tin là bất cứ ai đọc xong đều cảm thấy bức xúc. Tôi là một sinh viên du học ở Ukraina. Ở đây cũng có rất nhiều người đi sang làm ăn vượt biên giống bạn va họ cũng phải rất vất vả.

Tôi suy ra rằng ở nước ngoài người dân mình có thể có mức sống cao hơn ở Việt Nam, nhưng cuộc sống của họ sẽ vất vả hơn người ở trong nước rất nhiều để có được cuộc sống đó.

Câu chuyện của bạn Việt tôi cũng đã từng được nghe người thân hiện đang buôn bán hàng chợ bên Cộng hoà Czech kể lại. Nó gần như trùng khớp với tất cả những gì mà ông đã trải qua. Tệ hơn nữa, ông bị đau chân nên thường bị bọn buôn người đánh đập.

Chuyện này làm tôi nhớ đến chuyện vỡ mộng của tôi. Giấc mộng trời Tây tôi mơ tưởng và vất vả tìm mọi cách thực hiện trong thời gian dài từ năm 1980, qua năm lần bảy lượt thất bại tới lúc đặt chân tới Mỹ năm 2004. Hai tháng sau khi giấc mộng Mỹ thành hiện thực, tôi trở về sống ở VN.

Theo ý kiến riêng tôi thì lỗi một phần lớn là do người thân và bạn bè của bạn Việt đã không nói rõ cho bạn biết về cuộc sống thực tại của chính họ, cũng như của những người Việt đang sinh sống tại Đức (kể cả mấy nước trong khối châu Âu).

Câu chuyện bạn Việt kể lại khiến ai đọc cũng phải suy ngẫm, dù có thể mỗi người có một cái nhìn khác nhau về sự việc khi đứng ở lập trường và hoàn cảnh sống của mình, nhưng chắc chắn không tránh khỏi sự ngậm ngùi và có gì đó phẫn uất.

Các bạn ơi! Châu Âu là thiên đường, nhưng là 10 năm về trước kìa. Bây giờ đang lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng mà nước Đức là một ví dụ.Tôi đang sống tại Đức, kinh doanh ngành ăn uống, thu nhập càng kém dần.

Có những người cha người mẹ thúc giục khuyến khích con cái mình theo những con đường mà chính họ cũng không biết rõ. Nếu các bậc cha mẹ có tri thức, có thông tin, có nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn thì con cái của họ cũng nhất định có được những ảnh hưởng tích cực.

Cảm ơn bạn Việt đã dũng cảm tâm sự về cuộc phiêu lưu ngoài ý muốn của mình. Bạn là con trai còn đỡ. Tôi đã chứng kiến cảnh người chồng gặp vợ mà rơi nước mắt, vì đón vợ thì cũng đón luôn cả cái thai của một trong những ông chủ đường dây đầy kỷ niệm.

Sau khi đọc câu chuyện của bạn Việt, tôi cũng như nhiều bạn khác ở xứ Bạch Dương này đều cảm thông cho số phận những người đến với " miền đất hứa "qua đường vượt biên trái phép.