Xe Hoàng Hà Hải Dương Thái Bình
Melde dich an, um fortzufahren.
Giờ Thái Bình Dương ngay bây giờ
Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn, phân tích lưu lượng truy cập và hiển thị quảng cáo.
TTO - Nhà khám phá người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đặt tên cho đại dương lớn nhất thế giới là “El Pacifico”, có nghĩa là “đại dương yên bình”. Nhưng ấn tượng đầu tiên của Magellan là một ấn tượng sai lầm.
Các thủy thủ sau đó phát hiện ra rằng Thái Bình Dương hình thành nhiều cơn bão mạnh nhất và những ngọn sóng cao nhất trên thế giới.
Biển Thái Bình Dương là một khối nước lớn nhất và sâu nhất trên thế giới. Kéo dài gần như là một nửa địa cầu, nó bao phủ gần như là 180 triệu km2 - gần bằng kích thước của Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương cộng lại.
Đáy biển Thái Bình Dương, có độ sâu trung bình 4.000m, được các rãnh bao quanh. Rãnh sâu nhất, rãnh Mariana, sâu 10.924m. Khi so sánh thì ngọn núi Everest - ngọn núi cao nhất thế giới - chỉ cao hơn 8.845m trên mực nước biển.
Đáy Biển Thái Bình Dương có thể được chia thành ba vùng chính. Vùng phía Đông tải dài dọc theo bờ biển phía tây của Mỹ, từ Alaska đến Tierra del Fuego. Ở mặt này của Thái Bình Dương, đáy biển cạn, hay “thềm lục địa”, thì hẹp và dốc xuống vào một rãnh biển sâu.
Vùng Trung Thái Bình Dương là một vùng bằng phẳng, rộng, có độ sâu lớn, khoảng 4.600m. Vùng phía Tây Thái Bình Dương bị các rãnh sâu cắt ngang qua và được các ngọn núi lửa ngầm kết quanh. Một số ngọn núi này vươn tới bề mặt, hình thành những chuỗi và cụm đảo.
Phần lớn Thái Bình Dương đều có khí hậu ổn định và những cơn gió mậu dịch đều đặn. Nhưng những cơn bão lớn, gọi là bão nhiệt đới, xuất hiện tại phía tây Thái Bình Dương. Phía tây Thái Bình Dương cũng trải qua những cơn gió mùa lớn, hay những cơn gió có mưa. Thời tiết tại Bắc Thái Bình Dương đặc biệt có thể dễ thay đổi và khắc nghiệt. Tệ nhất là ngoài khơi biển Siberia.
Biển Thái Bình Dương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Ngành công nghiệp đánh bắt của nó đáp ứng 3/5 nhu cầu của thế giới, đặc biệt có nhiều cá hồi và cá ngừ. Muối, magnesium, cát, và sỏi được khai thác từ những vùng ven biển Thái Bình Dương. Thái Bình Dương cũng được tận dụng như một bãi rác thải lớn.
Mặc dù tổng thể Thái Bình Dương có thể hấp thụ và làm loãng phần lớn chất thải, nhưng một số vùng biển nhỏ hơn và các vùng địa phương ngày càng bị ô nhiễm. Tại nhiều nơi, sự ô nhiễm phần lớn làm giảm đi tổn hại đến mật độ cá và loài giáp xác một thời có giá trị.
Vùng cực bắc của Thái Bình Dương là biển Bering. Ở đó, Thái Bình Dương tiếp xúc với biển Bắc Cực qua eo biển Bering, một con đường hẹp nơi mà Alaska và Siberia chỉ cách nhau có vài dặm. Mặc dù không nằm xa hơn về phía bắc so với nước Anh, nhưng biển Bering lại có khí hậu khắc nghiệt và có tiếng là nguy hiểm đối với các thủy thủ.
Biển Bering rất phong phú về cá và đời sống hoang dã khác, mặc dù việc đánh bắt cá quá mức làm giảm đi trầm trọng mật độ cá. Những hòn đảo của biển Bering là những vùng đất sinh sinh sống của hải cẩu và rái cá, cùng nhiều loài cá heo làm thức ăn cho chúng trong suốt mùa hè.
Một vùng biển quan trọng khác của Thái Bình Dương là biển Nhật Bản. Các khối nước ấm của nó tạo ra một khí hậu ôn hòa cho Nhật Bản, và cung cấp một nguồn cá và khoáng phong phú.